Nhược điểm: Trong công tác thanh toán bằng L/C đôi khi doanh nghiệp không

Một phần của tài liệu Hậu cổ phần hóa và triển vọng kinh doanh đối ngoại với bộ máy quản lý mới ppt (Trang 57 - 59)

đủ khả năng để thực hiện hết tất cả các điều kiện trong hợp đồng. Và khi lập hoá đơn thương mại, đôi khi doanh nghiệp thường hay dựa vào L/C cũ để lập mà không để ý L/C đó đã có sai sót và đã được tu chỉnh, bổ sung thêm. Chính vì vậy rất dễ dẫn đến những trường hợp sai sót giữa L/C và hoá đơn. Ngoài ra, còn một số sai sót doanh nghiệp thường hay mắc phải như sai sót về trọng lượng cả bì, số kiện hàng thường không đồng nhất giữa các chứng từ.

1.3. Vận đơn:

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng không thể thiếu. Nếu như giao hàng theo điều kiện FOB thì hãng tàu biển sẽ do nhà nhập khẩu chọn. Nếu giao hàng theo điều kiện CIF, CIP thì công ty có quyền chọn đại lý hãng tàu.

Hiện nay, vận đơn đường biển mà công ty sử dụng là vận đơn sạch được ký phát bởi đại lý hãng tàu.

Mỗi hãng tàu có mẫu (Form) B/L khác nhau. Các bước để lấy vận đơn đường biển (B/L) như sau:

Bước 1: Điền các thông tin kể trên lên form của hãng tàu (tùy từng hãng tàu theo sự chỉ

định của bên nhập khẩu) có sẵn trên máy của nhân viên làm chứng từ, in ra và fax trước qua cho hãng tàu.

Công ty Vinatex có mẫu form B/L riêng, sau khi làm xong sẽ fax qua cho cho hãng tàu. Hãng tàu căn cứ trên các thông tin Công ty fax sang để làm B/L gốc. Nội dung công ty fax sang cho hãng tàu bao gồm:

 Tên người gởi hàng.  Tên người nhận hàng.  Tên tàu.  Cảng đến/đi.  Số cont và số seal.  Nơi giao hàng.  Trọng lượng.

 Mô tả hàng hoá (phần này xem xét theo P/O)  Số lượng hàng hoá.

- Tên người gửi hàng: ghi đúng như trên Invoice, Packing list. Nếu có sự khác biệt giữa các chứng từ này bộ chứng từ sẽ không hợp lệ.

- Tên người nhận hàng (consignee): căn cứ vào loại vận đơn do hợp đồng hay L/C yêu cầu cấp. Cụ thể là: nếu vận đơn đích danh thì trong mục này, ghi rõ tên người nhận hàng. Nếu vận đơn theo lệnh thì trong mục này có thể ghi “theo lệnh” (To order) hoặc “theo lệnh người gởi”, hoặc “theo lệnh công ty...”

Theo B/L (mẫu minh hoạ) thì đây là B/L theo lệnh: “To order of Bank”. Hoặc nếu:

- Made out to order blank endorsed ( B/L được lập theo lệnh người gửi hàng và ký hậu để trắng). Mục Người nhận hàng trên B/L phải ghi ‘to order’ và người gửi hàng sẽ ký hậu để trắng ở mặt sau của B/L.

- Ngày cấp vận đơn: là ngày giao hàng lên tàu.

Một phần của tài liệu Hậu cổ phần hóa và triển vọng kinh doanh đối ngoại với bộ máy quản lý mới ppt (Trang 57 - 59)