7. Kết cấu khóa luận văn
2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Kinh tế
- Tác động tiêu cực: Trong mấy năm vừa qua, môi trường kinh tế đã có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Sự biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng như sự tăng giảm giá cả của một số mặt hàng trong nước đặc biệt là xăng dầu, điện đã làm cho giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, do đó làm giá thành phẩm của một số sản phẩm cũng bị tăng lên, gây khó khăn trong việc tiêu thụ của công ty. Ngoài ra, nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn, chính phủ đang thực hiện kiểm chế lạm phát, thắt chặt chi tiêu, điều này khiến người tiêu dùng trong nước có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, làm giảm một phần sản phẩm tiêu thụ.
- Tác động tích cực: Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các quyết sách nhằm hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,
22
doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong đó có ngành may mặc.
Chính trị, pháp lý:
Chính trị và pháp lý là hai nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng có thể tạo ra các nguy cơ và thậm chí là rủi ro thực sự cho doanh nghiệp.
- Tác động tích cực: Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc nói riêng xây dựng chiến lược dài hạn. Hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngành dệt may là ngành công nghiệp nhẹ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động, do đó ngành dệt may Việt Nam được hưởng khá nhiều ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước.
- Tác động tiêu cực: Khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh việc được đối xử bình đẳng hơn thì mặt trái của nó là làm cho ngành dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức từcác đối thủ cạnh tranh nước ngoài, trong khi tiềm lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn non nớt. Việt Nam tham gia vào sân chơi quốc tế, kéo theo việc phải ký kết các hiệp định cắt giảm thuế quan theo lộ trình AFTA đã làm cho khá nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc gặp khó khăn do Việt Nam phải cắt giảm ba hình thức ưu đãi (ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư). Vì vậy, ngành dệt may nhận được ít hỗ trợ hơn từ Chính phủ sau khi gia nhập WTO. Thêm vào đó là hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP Việt Nam phải đáp ứng được các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường…Do đó vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc tại Việt Nam sau khi gia nhập là làm thế nào để giữ được thị phần nội địa trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay.
Văn hóa – xã hội:
– Tác động tiêu cực:
+ Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc và giày dép càng ngày càng có nhiều sựthay đổi. Nếu các doanh nghiệp không chú trọng đầu
23
tư đúng mực cho công tác sáng tạo sản phẩm sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh này.
+ Tâm lý thích dùng hàng ngoại vẫn còn tồn tại ở một bộ phận người dân, nhất là những người có thu nhập cao. Ngược lại, đối với người dân ở các khu dân cư vùng sâu, vùng xa lại rất khó tiếp cận hàng hóa sản xuất trong nước, trong khi đó một bộ phận hàng may mặc Trung Quốc với giá bán rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường hàng may mặc nội địa.
– Tác động tích cực:
+ Người Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên những sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tin dùng. Hiện nay, toàn xã hội đang hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và đã được người tiêu dùng tin tưởng ủng hộ.
Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên:
– Tác động tích cực:
+ Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển toàn diện các mối quan hệ kinh tế – xã hội liên vùng với miền núi và miền biển. Mặt khác, công ty cũng có thể tìm được nguồn nhân lực dồi dào đủ trình độ, năng lực đáp ứng nhu cầu cao về công việc của ty. Khí hậu nước ta có sự khác nhau về địa hình, miền Nam thì nóng, miền Bắc lại có bốn mùa xuân hạ thu đông, đây là điều kiện thuận lợi để công ty có thể đa dạng hóa các sản phẩm của mình để phù hợp với tình hình thời tiết nóng hoặc lạnh.
– Tác động tiêu cực: Tuy có điều kiện thuận lợi là nằm ở khu vực thủ đô Hà Nội song bên cạnh đó công ty cũng gặp phải khó khăn đó là sự cạnh tranh (về lao động, khách hàng,..) của rất nhiều công ty trên hoạt động trong ngành kinh doanh hàng may mặc đóng trên cùng địa bàn và khu vực tỉnh lân cận.