Kiên trì đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thân của ta, nhất là trên các vấn đề nhân quyền, an ninh, lãnh thổ Trước tình hình chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu LIÊN HỢP QUỐC VÀ THÁCH THỨC CẢI TỔ - NHU CẦU TẤT YẾU TỪ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ QUỐC TẾ THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Trang 26 - 27)

các vấn đề nhân quyền, an ninh, lãnh thổ. Trước tình hình chính trị - xã hội ổn định của Việt Nam, dân chủ, nhân quyền luôn là chiêu bài được Mỹ và phương Tây thường xuyên lợi dụng để chống phá, can thiệp vào công việc nội

bộ của ta, thúc đẩy “diễn biến hòa bình”. Trong bối cảnh đó, công tác đấu tranh ngoại giao trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền cần được triển khai một cách bài bản, tích cực, chủ động, có hiệu quả thông qua các biện pháp, hình thức đấu tranh linh hoạt, có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong và ngoài nước.

Đặc biệt là cần phát huy vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, chủ động đấu tranh ngăn chặn Mỹ và phương Tây lợi dụng cơ chế này để đưa ra các nghị quyết về tình hình nhân quyền Việt Nam. Cần tiếp tục ứng cử và vận động các nước bầu Việt Nam vào các cơ chế quan trọng của LHQ trong thời gian tới, như Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Nhân quyền, Uỷ ban Phát triển Xã hội, Uỷ ban về Tình trạng Phụ nữ… để nâng cao vị thế của Việt Nam và tận dụng tốt lợi thế là thành viên của các cơ quan này nhằm vô hiệu hoá âm mưu của các thế lực thù địch chống phá ta tại các diễn đàn này. Trong quá trình tham gia các cơ chế này, ta cần tích lũy và học hỏi kinh nghiệm từ các nước thành viên để nghiên cứu, áp dụng các hình thức đấu tranh mới, linh hoạt hơn để đề cao vị thế của ta và hạn chế can thiệp tác động từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu LIÊN HỢP QUỐC VÀ THÁCH THỨC CẢI TỔ - NHU CẦU TẤT YẾU TỪ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ QUỐC TẾ THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Trang 26 - 27)