Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Hà Nam (Trang 87 - 89)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2.Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Chi nhánh Hà Nam

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việtđã có những định hướng và chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động cho vay, gắn với thực tế LPB chi nhánh Hà Nam, mục tiêu trong ngắn hạn là xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, cơ cấu lại nền khách hàng, tăng trưởng dư nợ cho vay gắn với đảm bảo nâng cao chất lượng và quản lý rủi ro hoạt động cho vay.

Để thực hiện được mục tiêu này, LPB chi nhánh Hà Nam cần có một chương trình hành động cụ thể, xác định rõ từng mục tiêu trọng tâm, lượng hóa mục tiêu bằng các chỉ tiêu định lượng, định tính; gắn với đó là biện pháp thực hiện, bộ phận thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, kiểm soát; tiến độ thực hiện; định kỳ báo cáo, đánh giá, đề xuất khó khăn vướng mắc để giải quyết, tháo gỡ và có chỉ đạo linh hoạt, kịp th i.

Mục đích của việc xây dựng Chương trình hành động này nhằm xác định cụ thể công việc phải thực hiện, mục tiêu đạt được về kết quả, th i gian, trên cơ sở đó có phân bổ nguồn lực một cách phù hợp từ việc giao kế hoạch kinh doanh, phân công thành viên ban lãnh đạo chỉ đạo, sắp xếp, bố trí nhân lực, nguồn lực hợp lý cho từng phòng, đảm bảo m i cấu phần của chương trình phải được thực hiện đạt kết quả cao nhất, tổng hợp các cấu phần là sự hoàn thành các mục tiêu đề ra và quan trọng hơn là hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Cụ thể:

- Quán triệt và thực hiện theo định hướng, mục tiêu, trọng tâm và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, tổ chức triển khai kịp th i, hiệu quả những nội dung chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt về thực hiện kế

hoạch kinh doanh; tiếp tục tập trung khắc phục các tồn tại, yếu kém trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động.

- Nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành và thực hiện kế hoạch kinh doanh là quản lý, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, xử lý nợ có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu. Đây là nội dung trọng yếu, quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 và các năm tiếp theo. Đồngth i, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, nợ nhóm 2, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý rủi ro các khoản vay và khách hàng vay vốn. Tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng vay vốn, giảm dần dư nợ tại các lĩnh vực có mức độ tập trung tín dụng quá cao. Kiên quyết, triệt để trong việc thu hồi nợ xấu, lãi treo, nợ quá hạn, nợ hạch toán ngoại bảng.

- Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng cho vay gắn với nâng cao hiệu quả, gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Mở rộng phát triển khách hàng vay vốn trên cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại nền khách hàng ổn định, bền vững. Ưu tiên phát triển mở rộng khách hàng mới, tình hình tài chính tốt.

- Hoàn thiện cơ chế động lực, gắn thu nhập của cán bộ nhân viên vào kết quả công việc nhằm động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tạo sự gắn bó lâu dài với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

- Duy trì và phát triển hình ảnh, vị thế của LPB chi nhánh Hà Nam trên địa bàn, n lực giữ vững thị phần hoạt động. Chú trọng công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới và kênh phân phối.

Với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, trong chiến lược kinh doanh của LPB chi nhánh Hà Nam, công tác quản lý RRTD trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp cần được chú trọng hơn nữa và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thư ng xuyên rà soát, đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng để có kế hoạch sàng lọc, giảm hạn mức tín dụng và rút giảm nhanh dư nợ đối với khách hàng yếu kém, có nhiều rủi ro.

- Thư ng xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin khách hàng đã được cảnh báo trong hệ thống cũng như thông tin từ các vụ việc của các NHTM khác nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát chất lượng nợ trong hạn, tuyệt đối không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu. Đặc biệt lưu ý đối với khách hàng thư ng xuyên có nợ quá hạn dưới 10 ngày.

- Trong công tác hoàn thiện hồ sơ, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt việc chỉnh sửa sau kiểm tra của các đoàn kiểm tra kiểm soát nhằm đảm bảo tính pháp lý trong hồ sơ tín dụng, tránh tình trạng bất lợi cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

- Đối với các khoản nợ xấu đã phát sinh cần rà soát lại toàn bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế để giảm thiểu các rủi ro pháp lý trong trư ng hợp phát sinh tranh chấp. Quyết liệt, đeo bám và sử dụng linh hoạt các giải pháp xử lý nợ để có kết quả thu hồi nợ tốt nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Hà Nam (Trang 87 - 89)