Khan hiếm nguồn nhân lực có trình độ cao khi nguồn nhân

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)

phổ thông lại quá nhiều

Hiện nay, trên thị trường lao động đang hiển thị một bất cập rất lớn và nó cũng phản ánh gần như đầy đủ diện mạo về vấn đề nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, đó là tình trạng người thất nghiệp rất nhiều trong khi các doanh nghiệp luôn kêu thiếu nhân lực. Có mấy lý do sau:

Thứ nhất: Đó là sự thừa thãi của những lao động mà muốn tuyển họ, cũng không biết họ làm được việc gì, trong khi nguồn lao động thật sự cần thiết cho doanh nghiệp lại thiếu trầm trọng.

Thứ hai: Nguồn nhân lực sẵn có trong doanh nghiệp không phát huy được đúng khả năng của mình.

Thứ ba: Người có tài thực sự lại thiếu cơ hội phát triển.

Thêm vào đó, chất lượng đào tạo nhân lực nhất là bậc đại học, nhìn chung còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội và với trình độ các nước trong khu vực có mặt còn kém. Nội dung, phương pháp dạy đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân

lực cho công nghiệp hóa rút ngắn và trình độ chưa theo kịp phát triển khoa học công nghệ hiện đại. Việc học tập ở mọi cấp học bị chi phối nặng nề bởi tâm lý bằng cấp, phương pháp giáo dục nặng nề và áp đặt, chưa khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người học, chưa coi trọng năng lực tư duy và năng lực thực hành (hiện nay, nhiều người cố gắng lo cho con em vào đại học chỉ cốt để kiếm tấm bằng, còn không xác định khi ra trường tấm bằng đó như thế nào và để làm gì). Ngoài ra công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như "đầu tàu" của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu cơ chế, chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và giáo viên có trình độ cao, và nhiều chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang dần bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhập kiến thức mới. Sự hẫng hụt về cán bộ rất nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản.

Thực trạng trên xuất phát từ công tác đào tạo ồ ạt "lệch pha" đã dẫn đến sự mất cân đối: ngành thừa, ngành thiếu "Đặc biệt hiện nay, để tìm lao động phổ thông chắc chắn sẽ rất dễ dàng, nhưng hiện nay không biết bao nhiêu doanh nghiệp cần tuyển những vị trí quan trọng như giám đốc tài chính, thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), giám đốc sự… thì "bói" chẳng ra"

Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, sản xuất sẽ phát triển khi có một cơ cấu đội ngũ nhân lực được đào tạo một cách hợp lý, và có trình độ chuyên môn tương ứng là: Một cử nhân, kỹ sư cần 4 cán bộ trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật. Thế nhưng tỷ lệ này ở Việt Nam hiện nay chỉ là 1-1,16-0,95. Điều này dẫn đến tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", kỹ sư làm công việc của cán bộ trung cấp kỹ thuật. Trong cơ cấu lao động ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay thì đội ngũ công nhân và lao động giản đơn chiếm tới 82%, trong khi đội ngũ nhà kỹ thuật, nhà phát minh, nhà

quản lý chỉ chiếm 18%. Tỷ lệ này ở các nước phát triển tương ứng là 28% và 72%.

Ở nước ta trong những nam gần đây, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày một tăng nhanh để có thể đáp ứng và bắt kịp với sự tiến bộ về tri thức của nhân loại, nhưng số lượng công nhân kỹ thuật lại ngày càng giảm. Năm 1979, số lượng công nhân kỹ thuật chiếm 70%, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 30% trong tổng số lao động được đào tạo.

Thực trạng trên cho thấy, hiện nay trên thị trường lao động đang xảy

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)