Vai trò của quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Vai trò của quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc

Thứ nhất, đảm bảo mục tiêu n định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quản lý có hiệu quả các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc sẽ có sự tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển đã đề ra.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả. Quản lý các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc sẽ tránh đƣợc tình trạng chi dàn trải, chƣa thực sự cấp thiết và đặc biệt là tình trạng thất thoát nguồn vốn ngân sách.

Thứ ba, quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách giúp điều tiết thu nhập dân cƣ thực hiện công bằng xã hội. Qua quản lý để xuất phƣơng án chi ngân sách để giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo từ đó công bằng xã hội đƣợc cải thiện.

Thứ tư, quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc có vai trò điều tiết giá cả, chống suy thoái và chống lạm phát.

Thứ năm, để duy trì sự n định của môi trƣờng kinh tế.

1.3.4. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.3.4.1. Lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách nhà nước * Mục tiêu của lập dự toán chi thường xuyên

Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách nhà nƣớc. Việc quản lý lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

- Đảm bảo lập dự toán chi thƣờng xuyên theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành, chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết để chủ động điều hành, cắt giảm trong trƣờng hợp cần thiết.

- Đảm bảo việc lập dự toán đƣợc căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí thực tế của địa phƣơng để lựa chọn các nhiệm vụ cần ƣu tiên bố trí vốn; thực hiện tiết kiệm chi thƣờng xuyên ngay từ khâu bố trí dự toán gắn với cơ chế quản lý, cân đối theo kế hoạch trung hạn. Rà soát, lồng ghép các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi thƣờng xuyên tránh chồng chéo, lãng phí.

- Đảm bảo thời gian quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc; có thể thuyết minh, giải trình cụ thể về cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán.

* Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

- Chủ trƣơng của Nhà nƣớc về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nƣớc, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng - an ninh và các hoạt động xã hội khác. Căn cứ này giúp cho việc xây dựng dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc có một cách nhìn t ng quát về những mục tiêu và nhiệm vụ mà ngân sách nhà nƣớc phải hƣớng tới. Từ đó có thể xác lập các hình thức, các phƣơng pháp phân phối nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc một cách tiết kiệm và hiệu quả.

- Căn cứ các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc năm kế hoạch. Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội kết hợp với các định mức chi thƣờng xuyên sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc.

- Dựa vào cơ cấu thu ngân sách nhà nƣớc của năm trƣớc và mức tăng trƣởng của các nguồn thu năm kế hoạch. Nhờ đó mà thiết lập mức cân đối t ng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc.

- Các chính sách, chế độ chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc hiện hành và dự đoán những biến động thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Đây sẽ là cơ sở pháp lý cho việc tính toán và bảo vệ dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho quá trình chấp hành dự toán không bị lúng túng khi có sự điều chỉnh hoặc thay đ i một hay một số chính sách, chế độ.

- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thƣờng xuyên năm báo cáo là căn cứ mang tính thực tiễn cao đối với quá trình lập dự toán chi thƣờng xuyên. Căn cứ này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dự toán chi thƣờng xuyên nhƣ:

+ Tính phù hợp của các định mức chi hay các chính sách, chế độ chi hiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh b sung cho kịp thời.

+ Tính phù hợp của các hình thức cấp phát, phƣơng thức quản lý tài chính đối với mỗi loại hình đơn vị. Từ đó đặt ra vấn đề cẩn cải tiến các hình thức cấp phát kinh phí và phƣơng thức quản lý tài chính sao cho tiên tiến hơn.

+ Xem hƣớng gia tăng các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu thƣờng diễn ra nhƣ thế nào? Kết quả của các loại hoạt động đƣợc đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc ra sao?

*Trình tự lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quá trình lập dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc đƣợc tiến hành theo các bƣớc cơ bản sau đây:

hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nƣớc; thông báo số kiểm tra dự toán về t ng mức chi thƣờng xuyên ngân sách đối với các bộ ngành từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Sau đó, ủy ban nhân dân cấp tỉnh hƣớng dẫn việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phƣơng. Bƣớc này còn đƣợc gọi là xác định và giao số kiểm tra từ cơ quan hành chính ở trung ƣơng và địa phƣơng cho các cơ quan chủ quản cấp ngành và ủy ban nhân dân cấp dƣới. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp đã đƣợc phân cấp về quản lý chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc lại cụ thể hoá các định mức chi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, tiếp tục hƣớng dẫn cho các đơn vị dự toán trực thuộc, đơn vị dự toán cấp cơ sở. Với hệ thống ngân sách địa phƣơng quy trình giao số kiểm tra còn diễn ra ở nhiều cấp ngân sách và nhiều đơn vị dự toán thuộc các cấp khác nhau cho đến khi nào đơn vị dự toán cơ sở (đơn vị dự toán cấp III) nhận đƣợc số kiểm tra và văn bản hƣởng dẫn lập dự toán kinh phí, thì mới đƣợc coi là hoàn tất công việc của bƣớc này.

Thứ hai, dựa vào số kiểm tra và văn bản hƣớng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan Tài chính. Căn cứ vào mức độ phân cấp về chi thƣờng xuyên, cơ quan Tài chính các cấp ở địa phƣơng có trách nhiệm xem xét và t ng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách cấp mình. Cụ thể là: Phòng Tài chính cấp huyện có nhiệm vụ xem xét và t ng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách cấp huyện để lập dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách huyện; đồng thời báo cáo dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách huyện cho Sở Tài chính. Sở Tài chính có nhiệm vụ xem xét và t ng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách cấp tỉnh và dự toán chi thƣòng xuyên của ngân sách các huyện để lập dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách tỉnh và báo cáo dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách tỉnh cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, t ng hợp dự toán kinh phí của các bộ, cơ quan ngang

bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ƣơng - với tƣ cách là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ƣơng, cùng với dự toán chi thƣờng xuyên từ ngân sách các tỉnh (thành phố trực thuộc trung ƣơng) thành dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc.

Thứ ba, căn cứ vào dự toán chi thƣờng xuyên đã đƣợc cơ quan quyền lực nhà nƣớc đồng cấp thông qua và đã đƣợc sự chấp thuận của cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên; cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan quyền lực Nhà nƣớc đồng cấp chính thức phân b và giao dự toán chi thƣờng xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị. Theo Luật ngân sách nhà nƣớc năm 2015, Quốc hội phân b dự toán ngân sách trung ƣơng; ội đồng nhân dân các cấp phải phân b dự toán ngân sách cấp mình. Việc lập dự toán chi thƣờng xuyên chỉ đƣợc coi là hoàn tất và tuân thủ đúng qui định của Luật ngân sách nhà nƣớc hiện hành khi vào thời điểm trƣớc ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo, tất cả các đơn vị dự toán cấp III đã nhận đƣợc thông báo về t ng số kinh phí theo dự toán của đơn vị đã đƣợc duyệt và đơn vị đƣợc quyền sử dụng cho năm kế hoạch.

Với trình tự tiến hành nhƣ trên, quá trình lập dự toán chi thƣờng xuyên vừa đảm bảo đƣợc tính khoa học, vừa đảm bảo đƣợc tính thực tiễn. Đồng thời nó thể hiện rõ sự tôn trọng nguyên tắc thống nhất, tập trung và dân chủ trong quản lý ngân sách nhà nƣớc thuộc về phạm vi quản lý của khoản chi này.

*Tóm lược quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện/thị xã:

Bước 1: àng năm vào quý II, Ủy ban nhân dân thị xã căn cứ vào chỉ thị các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau. Ủy ban nhân dân thị xã giao cho Phòng tài chính - Kế hoạch thị xã hƣớng dẫn cụ thể các phòng, ban, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thị xã.

Bước 2: Các phòng, ban, đơn vị lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách của đơn vị mình gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch t ng hợp thành dự toán ngân sách.

Bước 3: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã thảo luận dự toán với các đơn vị và t ng hợp, hoàn chỉnh dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách thị xã trình Ủy ban nhân dân thị xã trên cơ sở của Sở Tài chính giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 4: Ủy ban nhân dân thị xã trình trình thƣờng trực hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét cho ý kiến về dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách.

Bước 5: Căn cứ vào ý kiến của thƣờng trực Hội đồng nhân dân thị xã, ủy ban nhân dân cùng cấp hoàn chỉnh lại dự toán và gửi Sở Tài chính.

Bước 6: Sở Tài chính t chức làm việc về dự toán ngân sách với Ủy ban nhân dân thị xã.

Bước 7: Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán năm sau, Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho thị xã, Sở Tài chính ra quyết định giao dự toán chi tiết cho thị xã.

Bước 8: Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mƣu Ủy ban nhân dân thị xã điều chỉnh lại dự toán ngân sách (nếu có) gửi đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã về dự toán ngân sách; Hội đồng nhân dân thị xã thảo luận và biểu quyết thông qua dự toán ngân sách năm sau.

Bước 9: Ủy ban nhân dân thị xã căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã ban hành quyết định giao dự toán cho các phòng, ban, đơn vị, đồng thời gửi Phòng tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nƣớc thị xã; thực hiện công khai dự toán ngân sách thị xã.

* Tiêu chí đánh giá lập dự toán chi thường xuyên

- Lập dự toán có đúng qui trình, có đảm bảo thời gian quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc; có thể thuyết minh, giải trình cụ thể về cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán

- Dự toán đúng có đƣợc lập theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành.

1.3.4.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước * Khái niệm

Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên là quá trình sử dụng t ng hợp các biện pháp về kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các khoản chi thƣờng xuyên đã đƣợc ghi trong dự toán chi thƣờng xuyên trở thành hiện thực. Qua đó, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Nhƣ vậy, có thể nói chấp hành ngân sách nhà nƣớc là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến một chu trình quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc.

* Mục tiêu của quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Mục tiêu cơ bản của việc quản lý chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng ngân sách nhà nƣớc một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Để đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản đó, trong quá trình t chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc cần chú trọng đến các yêu cầu cơ bản sau:

+ Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi thƣờng xuyên đã xác định.

+ Phải đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô làm thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.

+ Trong quá trình sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp phát phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi đó.

* Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên là một trong những nội dung quan trọng của chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc - khâu thứ hai của chu trình quản lý ngân sách nhà nƣớc. Thời gian t chức chấp hành ngân sách nhà nƣớc ở nƣớc ta đƣợc tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm

dƣơng lịch. Trong quá trình t chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên cần dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu (hoặc t ng mức chi nếu đó là kinh phí đã nhận khoán) đã đƣợc duyệt trong dự toán. ầu hết nhu cầu chi thƣờng xuyên đã có định mức, tiêu chuẩn, đã đƣợc cơ quan quyền lực Nhà nƣớc xét duyệt và thông qua.

Thứ hai, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thƣờng xuyên trong mỗi kỳ báo cáo. Mặc dù các khoản chi thƣờng xuyên đã đƣợc ghi trong dự toán nhƣng một khi số thu thƣờng xuyên không đảm bảo vẫn phải cắt giảm một phần nhu cầu chi.

Thứ ba, dựa vào các chính sách, chế độ chi ngân sách nhà nƣớc hiện hành. Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho t chức chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc. Tính hợp lệ, hợp lý của các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc sẽ đƣợc đánh giá dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ chi của Nhà nƣớc hiện đang có hiệu lực thi hành.

* Tiêu chí đánh giá quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi thƣờng xuyên đã xác định.

- Việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 29)