Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 48)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế phát triển kinh tế

1.3.1. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

M i tr ờng thực hiện chính sách: Chiến lƣợc phát triển thanh niên là một bộ

phận cấu thành quan trọng của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Trong đó, nhiệm vụ tạo việc làm bền vững cho thanh niên là một nhiệm vụ trọng tâm thông quan việc hỗ trợ cho thanh niên thực hiện các ý tƣởng khởi nghiệp bằng nhiều cách nhƣ hỗ trợ kinh phí, kết nối với các doanh nghiêp, các qu đầu tƣ mạo hiểm và trang bị các kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, phát triển kinh tế cho thanh niên. Đặc biệt, chú trọng tới thanh niên ở khu vực nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn…để tạo cơ hội cho họ tiếp cận các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập và đời sống gia đình.

Mối quan hệ giữa các chủ thể và bên liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ

thanh niên phát triển kinh tế: Chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế bao

gồm nhiều chính sách nhƣ đào tạo nghề, vay vốn, việc làm,… mỗi chính sách sẽ do các đơn vị quản lý khác nhau phụ trách nên việc triển khai thực hiện sẽ chồng chéo khi không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị. Do vậy, các chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ thì mới đạt đƣợc hiệu quả hỗ trợ cao nhất, để làm đƣợc điều này thì các đơn vị cần chuẩn kế hoạch triển khai cụ thể cho từng chính sách và trong kế hoạch cần cân nhắc đến việc phối hợp với các đơn vị khác.

V ngu n lực tài chính: Hiện nay các chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển

kinh tế khi ban hành đều có nguồn kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, đa số đều phải phân bổ cho từng địa phƣơng để triển khai thực hiện. Do vậy, cơ quan, tổ chức thực hiện chính sách phải xây dựng kế hoạch tham mƣu kinh phí. Thêm nữa, ngân sách Nhà nƣớc còn hạn chế nên không bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ hoặc thời gian giải ngân kinh phí chậm, trong khi nguồn kinh phí cân đối của địa phƣơng cũng không có nhiều. Do vậy, các địa phƣơng cũng gặp khó

khăn trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.

1.3.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

Trong quá trình thực hiện các hoạt động khởi nghiệp để phát triển kinh tế thì khó khăn lớn nhất của thanh niên đó là vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng vì không đáp ứng đƣợc các điều kiện vay vốn, điển hình nhƣ yêu cầu tài sản thế chấp, hay chứng minh đƣợc khả năng trả nợ thông qua thu nhập nếu vay tín chấp. Chính vì vậy, mà nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh mới có triển vọng mang lại giá trị kinh tế cho thanh niên đã không đƣợc triển khai do thiếu vốn.

Thanh niên thực hiện khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, kinh nghiệm quản lý, kiến thức chuyên môn, vốn… Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến về các chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế lại chƣa đƣợc thực hiện tốt. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông về các mô hình kinh doanh hiệu quả vẫn chƣa đƣợc đẩy mạnh, hay thiếu các buổi tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm khỏi nghiệp giữa các đoàn viên thanh niên. Dẫn đến việc một bộ phận thanh niên khởi nghiệp không có đủ thông tin để tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành, những ngƣời đã thành công để giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải. Việc đồng hành cùng thanh niên trong quá trình phát triển kinh tế là một yếu tố then chốt để tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên.

Vai trò kết nối của các tổ chức Đoàn là cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Các tổ chức Đoàn là cầu nối giữa thanh niên với các nguồn vốn hay, hƣớng dẫn và hỗ trợ thanh niên hoàn thành thủ tục vay vốn. Đồng thời, cũng là đơn vị kết nối để thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp để lan tỏa và tạo động lực cho thanh niên trong con đƣờng khởi nghiệp, lập nghiệp. Chủ động tìm kiếm các chƣơng trình, đề án, chính sách phù hợp để thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, thụ hƣởng giúp thanh niên nghèo, thanh niên hoàn cảnh khó khăn có khả năng chủ động hội nhập cộng đồng.

Tâm lý chung của thanh niên là tìm cho mình việc làm ổn định nên chƣa có nhiều bạn trẻ tƣ duy và quyết tâm xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho riêng

mình. Bên cạnh đó, thanh niên cũng thiếu những kiến thức để thực hiện khởi nghiệp nhƣ phân tích thị trƣờng, tìm kiếm cơ hội, hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, phân tích và quản lý rủi ro, trình độ quản lý và điều hành còn hạn chế dẫn đến không tự tin để triển khai các hoạt động khởi nghiệp. Ngoài ra, đại bộ phận đoàn viên thanh niên chƣa tƣ duy phát triển kinh tế theo hƣớng liên kết thành lập hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Phần lớn các mô hình kinh tế thanh niên có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh đơn lẻ, manh mún.

1.4. Kinh nghiẹ m thực hiện chính ách hỗ t ợ thanh nie n phát t iển kinh tế của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Định

1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện chính s ch hỗ trợ thanh ni n ph t triển kinh tế của một số địa phương

1.4.1.1. Bài học từ tỉnh u ng Ngãi:

Thời gian qua, Tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chƣơng trình, hoạt động thiết thực, ý nghĩa để hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, vƣơn lên làm giàu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 4.000 thanh niên tham gia phát triển kinh tế, hầu hết các thanh niên này đều là lao động chính trong gia đình, nhân tố quan trọng trong việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học k thuật vào sản xuất, góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Tuy nhiên, việc tự vƣơn lên phát triển kinh tế, khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh c n gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc tìm hƣớng khởi nghiệp, thiếu kiến thức và nguồn đầu tƣ. Để đồng hành và hỗ trợ thanh niên phát triển, trong thời gian qua các cơ quan ban ngành và đặc biệt là các cấp bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quãng Ngãi đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực nhƣ:

Về tuyên truyền, với mục tiêu cổ vũ tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, các cấp, các ngành, các cơ sở đoàn trên địa bàn tỉnh tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm; đặc biệt là cho thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ, sinh viên ra trƣờng chƣa có việc làm. Thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ tổ chức diễn đàn thúc đẩy tƣ duy sáng tạo, khởi nghiệp với chủ đề “Hành trình tìm kiếm ý tƣởng khởi nghiệp”; đẩy mạnh truyền thông để giới thiệu các mô hình sản xuất kinh - doanh hiệu quả trên địa bàn tỉnh để

lan tỏa và nhân rộng các mô hình hay, mang lại giá trị kinh tế cao; tôn vinh các cá nhân và tập thể có đề tài, sản phẩm sáng tạo, sáng kiến hay đƣợc nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn.

Về hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp cho thanh niên, nhiều cơ sở đoàn thành lập các Qu tiết kiệm giúp thanh niên khởi nghiệp, sử dụng nguồn qu này vào việc tổ chức đƣa thanh niên tiêu biểu, có ý tƣởng xây dựng, phát triển mô hình kinh tế đi tham quan, học hỏi những mô hình hay ở các địa phƣơng. Phối hợp cùng Sở H&CN mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học k thuật trồng trọt, chăn nuôi cho ĐVTN; cùng với Sở H-ĐT mở lớp tập huấn về tinh thần khởi nghiệp cho ĐVTN. Thông qua các chuyến đi thực tế, các buổi tuận huấn giúp ĐVTN có thêm kiến thức, tiếp cận gần hơn với các mô hình kinh tế vừa, nhỏ. Qua đó, ĐVTN thêm tin tƣởng việc thực hiện các mô hình kinh tế phù hợp với tiềm lực của bản thân, để tự gây dựng cuộc sống ổn định.

Về hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn, các cấp bộ đoàn đã làm tốt công tác thông tin đến ĐVTN các chƣơng trình vay vốn ƣu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay ƣu đãi để phát triển kinh tế. Đồng thời, thông qua vai tr nhận ủy thác từ các ngân hàng, các cơ sở đoàn có thể quản lý các khoản vay vốn của thanh niên để đảm bảo các khoản vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, các cơ quan, ban ngành c n đẩy mạnh ký kết với các ngân hàng các thỏa thuận hợp tác hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp để tạo điều kiện cho thanh niên là chủ các doanh nghiệp, chủ nhiệm các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, chủ các dự án khởi nghiệp, các cá nhân thanh niên tham gia phát triển kinh tế đƣợc tiếp cận nguồn vốn cho vay ƣu đãi và hƣớng dẫn hồ sơ thủ tục pháp lý để giải ngân.

Hỗ trợ thanh niên quảng bá sản phẩm, triển khai mô hình để tiêu thụ sản phẩm, hay giới thiệu sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng. Điển hình Cửa hàng nông sản Thanh niên huyện Mộ Đức ra đời với mục đích chính là tạo đầu ra cho các sản phẩm nông sản sạch do thanh niên trong huyện sản xuất; tạo tiền đề để thanh niên yên tâm phát triển kinh tế tại địa phƣơng; đồng thời là nơi cung cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn của ngƣời dân, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy, uy tín

cho ngƣời dân trong và ngoài huyện. Một ví dụ khác là “Phiên chợ khởi nghiệp”, tạo ra không gian giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận thị trƣờng, marketing sản phẩm và dịch vụ, tạo dựng thƣơng thiệu. Thông qua các hoạt động tại phiên chợ này, các doanh nghiệp có thể tƣơng tác với khách hàng để cùng nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo hơn. Đây cũng là mô hình mới trong việc giới thiệu, truyền thông về phong trào và hiệu quả của các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công trên địa bàn tỉnh.

1.4.1.2. Bài học từ tỉnh Phú Yên:

Tại Phú Yên, phong trào khởi nghiệp đƣợc phát triển mạnh mẽ, thanh niên trong tỉnh đang h a mình với phong trào, phát huy tinh thần nhiệt huyết sáng tạo của tuổi trẻ, tạo dựng nhiều mô hình kinh tế, nhiều cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả cao, xác định đƣợc hƣớng phát triển kinh tế gia đình ngay trên mảnh đất quê hƣơng, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Tỉnh Phú Yên đã nỗ lực đồng hành, hỗ trợ đắc lực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, để biến những ƣớc mơ, nhiệt huyết của tuổi trẻ thành hiện thực. Những năm gần đây, tỉnh Phú Yên đã tƣ vấn hỗ trợ khởi nghiệp cho hơn 3.000 thanh niên, toàn tỉnh đã có gần 350 mô hình, câu lạc bộ phát triển kinh tế do đoàn viên thanh niên làm chủ. Điển hình nhƣ mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã và đang phát triển tại Phú Yên nhƣ: Mô hình cấy mô cây chuối mốc, lan giã hạc, nuôi trồng đông trùng hạ thảo; quy trình sản xuất trồng rau thủy canh; trồng ớt chuông, cà chua bi… Đây là hoạt động thực hiện đề án Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019-2022 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh Đoàn Phú Yên.

Hàng năm, tỉnh đoàn Phú Yên phối hợp với Sở H&CN Phú Yên tổ chức nhiều lớp tập huấn, hƣớng dẫn các mô hình, phƣơng thức sản xuất kinh doanh mới cho thanh niên. Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên tập huấn chuyển giao khoa học k thuật, phƣơng thức sản xuất mới trong nông nghiệp dành cho ĐVTN ở các tổ hợp tác thanh niên, C B thanh niên phát triển kinh tế. Điển hình năm 2021, Tỉnh đoàn và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên tổ chức giới thiệu tổng quan về mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã và đang phát triển tại Phú Yên nhƣ: mô hình cấy mô cây chuối mốc, lan giã hạc, đông trùng hạ thảo; quy trình sản xuất trồng rau

thủy canh; giống sắn kháng vi rút khảm; các loại cây dƣợc liệu nhƣ: an kim tuyến, xạ đen, sâm đá, vàng đắng; nghiên cứu quy trình trồng ớt chuông, cà chua bi; cây sung Magic; các chế phẩm vi sinh để phân hủy phân chuồng làm phân bón hữu cơ vi sinh, thảm thực vật dƣới tán rừng, xử lý mùi hôi trong chăn nuôi nông hộ… Ngoài ra, các học viên đƣợc giới thiệu, tham quan, trải nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp cao chuyên sâu về các mô hình trồng nấm mối đen, trồng dƣa Hoàng im tại trung tâm. Đây là hoạt động thiết thực để ĐVTN tỉnh Phú Yên tìm hiểu thực tế các mô hình và học hỏi kinh nghiệm để hình thành và triển khai các mô hình phát triển kinh tế cho bản thân.

Cuộc thi khởi nghiệp thanh niên tỉnh Phú Yên đƣợc tổ chức hàng năm nhằm kích thích sự sáng tạo, tƣ duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh cho các bạn trẻ. Đây là cuộc thi tiêu biểu nhằm góp phần triển khai phong trào “Sáng tạo trẻ”, Chƣơng trình “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, doanh nghiệp đối với các ý tƣởng khởi nghiệp hay, có tiềm năng phát triển. Đồng thời, để giúp các tác giả có thêm kiến thức, k năng xây dựng dự án, ban tổ chức đã tập huấn cho các tác giả k năng xây dựng, phát triển dự án khởi nghiệp hoàn chỉnh; đồng thời chia sẻ nhiều kiến thức, k năng và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình khởi nghiệp, xây dựng thƣơng hiệu với sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế. Điển hình, năm 2021 Tỉnh Đoàn Phú Yên đã lựa chọn và trao bằng khen, tiền hỗ trợ cho 05 mô hình gồm: 01 mô hình đạt giải Mô hình sáng tạo (mô hình Chăn nuôi tổng hợp nuôi dúi, chồn hƣơng, gà thả vƣờn) với mức hỗ trợ là 5 triệu đồng; 04 mô hình đạt giải Mô hình triển vọng: Quán cafe Cửa tiệm của những lá thƣ, mô hình nuôi chồn hƣơng, mô hình trồng nấm, mô hình nuôi dê lấy thịt với mức hỗ trợ là 01 triệu đồng.

Các cấp bộ Đoàn đã phối hợp với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng chính sách ở các cấp tổ chức tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục hồ sơ, giải ngân cho thanh niên vay vốn để làm kinh tế, cải thiện thu nhập đời sống. Thời gian qua, tổ chức Đoàn, Hội không chỉ giúp cây giống, con giống cho ĐVTN. Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển các hình thức tổ hợp tác thanh niên, tổ tiết kiệm và vay vốn, các mô hình liên kết phát triển kinh tế trong thanh niên phù hợp điều kiện thực tế của địa phƣơng.

1.4.1.3. Bài học từ tỉnh Khánh Hòa:

hánh H a là một trong những tỉnh đƣợc coi là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” giúp thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hƣơng, Tỉnh đoàn hánh H a đã chú trọng đến việc thành lập các Câu lạc bộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế. Đây là nơi sinh hoạt, trao đổi, học hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 48)