Các chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 35 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Các chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

Nhằm hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, trong thời gian qua Quốc hội, Chính phủ, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản, chính sách để hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Trong đó, có những văn bản mang tính lâu dài, bền vững tác động đến hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế nhƣ:

1.2.2.1. Chính sách v ao động, việc àm

* Chính sách v tín dụng cho thanh niên tìm việc, tự tạo việc làm

Các nguồn vốn vay từ ngân hàng Chính Sách xã hội (NHCSXH) gồm:

Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ

+ Đối tƣợng đƣợc vay vốn:

Cở sở sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hợp tác xã; Tổ hợp tác; Hộ kinh doanh.

Ngƣời lao động: Trong đó cho vay ƣu tiên đối với ngƣời lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nƣớc bị Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thƣờng (gọi tắt là ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp).

+ Điều kiện vay vốn:

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Đƣợc thành lập và hoạt động hợp pháp; có dự án vay vốn khả thi tại địa phƣơng, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; đối với mức vay trên 50 triệu đồng, phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

vốn để tự tạo việc làm hoặc tạo việc làm cho thành viên trong hộ hoặc thu hút thêm lao động, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng nơi thực hiện dự án.

+ Mức cho vay:

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tối đa là 01 tỷ đồng/01 dự án và không quá 50 triệu đồng/01 lao động đƣợc tạo việc làm.

Đối với ngƣời lao động: Tối đa là 50 triệu đồng.

+ Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tƣớng Chính phủ quy định;

Các trƣờng hợp sau đây đƣợc vay vốn với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay vốn theo quy định nêu trên:

Ngƣời lao động là ngƣời dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngƣời khuyết tật;

Hộ gia đình vay vốn cho ngƣời lao động mà ngƣời lao động là ngƣời dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngƣời khuyết tật;

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là ngƣời khuyết tật hoặc là ngƣời dân tộc thiểu số hoặc là ngƣời khuyết tật và ngƣời dân tộc thiểu số.

Cho vay các đối t ợng chính sách đi ao động có thời hạn ở n c ngoài

+ Đối tƣợng là ngƣời lao động thuộc hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số.

Cho vay đối với ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Qu quốc gia về việclàm.

Cho vay đi làm việc ở nƣớc ngoài đối với ngƣời lao động bị thu hồi đất theo QĐ số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Cho vay để ký qu đối với ngƣời lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chƣơng trình cấp phép việc làm cho lao động nƣớc ngoài của Hàn Quốc Mức cho vay tối đa: Bằng 100% chi phí đi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc ghi trong Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Riêng đối với chƣơng trình cho vay ký qu

đi Hàn Quốc mức vay tối đa là 100 triệu đồng/01 lao động.

+ Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ (Hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,55%/tháng,6,6%/năm).

+ Mục đích sử dụng vốn vay: Chi phí cho việc đi xuất khẩu lao động. Riêng đối với chƣơng trình cho vay ký qu đi Hàn Quốc toàn bộ khoản vay đƣợc sử dụng để ký qu tại NHCSXH nơi cho vay.

Thông qua việc ban hành nhiều chính sách tín dụng ƣu đãi, sử dụng cơ chế cho vay tín dụng thông qua các chƣơng trình, tổ chức, hội đoàn thể, Nhà nƣớc hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh cho các nhóm yếu thế nhƣ lao động nghèo, lao động nông thôn, lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, lao động vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức kinh doanh thu hút nhiều lao động. Trên cơ sở Bộ luật Lao động ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012, Chính phủ đã ban hành nhiều các văn bản để cụ thể hóa chính sách tín dụng cho thanh niên để tạo việc làm.

Ngày 05/04/2005 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số 71/2005/QĐ- TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Qu quốc gia về việc làm;

Ngày 23/01/2008 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số 15/2008/QĐ- TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Qu quốc gia về việc làm. Trên cơ sở đó, chính sách tín dụng tạo việc làm đƣợc thực hiện đến nay có các điểm cơ bản nhƣ sau:

Vốn cho vay của Qu quốc gia về việc làm (gọi là Qu cho vay giải quyết việc làm) đƣợc dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, đƣợc quản lý thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Bộ ao động - Thƣơng binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về Chƣơng trình giải quyết việc làm và Qu cho vay giải quyết việc làm, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phân bổ nguồn vốn, và giao chỉ tiêu thực hiện cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và cơ quan trung ƣơng của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng iên đoàn ao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Ngƣời mù Việt Nam và Bộ Quốc phòng, gọi chung là cơ quan

thực hiện Chƣơng trình.

Đối với ngƣời lao động có hoàn cảnh đặc biệt: Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ƣu đãi cho ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời khuyết tật, thanh niên: hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất thông qua Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.

Ngoài ra, còn có các biện pháp hỗ trợ nhƣ khuyến khích xuất khẩu, ứng trƣớc kế hoạch đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc của các năm sau... đã tác động trực tiếp tới vấn đề duy trì việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động trong bối cảnh suy giảm kinh tế, ngƣời mất việc làm gia tăng.

* Chính sách đào tạo ngh

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho ĐNT đến năm 2020”.

+ Quan điểm của Đề án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống; chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề

của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, từng vùng, từng ngành, từng địa phƣơng; đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣ ng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lƣợng, hiệu quả đào tạo, bồi dƣ ng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

+ Mục tiêu của Đề án: Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dƣ ng 100.000 lƣợt cán bộ, công chức xã; Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Đề án hƣớng đến các chỉ tiêu giai đoạn 2016-2020: Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó: hoảng 5.500.000 lao động nông thôn đƣợc học nghề (1.400.000 ngƣời học nghề nông nghiệp; 4.100.000 ngƣời học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 ngƣời thuộc diện hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%; Đào tạo, bồi dƣ ng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lƣợt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

1.2.2.2. Chính sách v khởi nghiệp

Nhằm hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, Quốc hội, Chính phủ, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên đã ban hành nhiều văn bản, chính sách để hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên. Trong đó, có những văn bản mang tính lâu dài, bền vững tác động đến hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên nhƣ:

Quyết định số 844/ Đ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ t ng Chính phủ v phê duyệt đ án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi m i sáng tạo quốc gia

đến năm 2025”.

+ Mục tiêu Đề án: Là tạo lập môi trƣờng thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trƣởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; khẩn trƣơng hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập đƣợc Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ đƣợc 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi đƣợc vốn thành công từ các nhà đầu tƣ mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ƣớc tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2025: Hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi đƣợc vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ƣớc tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

+ Đối tƣợng hỗ trợ của đề án gồm:

Cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trƣởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

Tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - k thuật, đầu tƣ, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí sau: Ngƣời đứng đầu có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động tƣ vấn đầu tƣ, tài chính và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; tổ chức có ít nhất 01 năm hoạt động, cung cấp dịch vụ cho ít nhất 10 nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đã đầu tƣ hoặc gọi vốn đầu tƣ

đƣợc ít nhất 01 tỷ đồng cho các nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; có quy trình hỗ trợ khởi nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nƣớc, nƣớc ngoài về đầu tƣ, đào tạo, huấn luyện, tƣ vấn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại ViệtNam.

Quyết định số 1665/ Đ-TTg, ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ t ng Chính phủ v phê duyệt đ án “hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

+ Mục tiêu của Đề án: à thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, k năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trƣờng. Tạo môi trƣờng thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tƣởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đề án hƣớng đến các chỉ tiêu:

Đến năm 2020: 100% các học viện, trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng và trƣờng trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các học viện, trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp, trƣờng trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thƣờng xuyên đƣợc tuyên truyền, giáo dục nâng cao; 100% các học viện, trƣờng đại học, 50% các trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp có ít nhất 02 ý tƣởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên đƣợc hỗ trợ đầu tƣ từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các qu đầu tƣ mạo hiểm.

Đến năm 2025: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, k năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 35 - 42)