Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.7. Một số giải pháp khác

3.3.7.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ngân sách xã, phường

Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 2, chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý NS xã, phƣờng của thị xã An Nhơn hiện nay v n còn thiếu và yếu. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao đối với công tác quản lý ngân sách xã, phƣờng trên địa bàn thị xã cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã đủ về số lƣợng và ngày càng nâng cao về chất lƣợng, cụ thể là:

(1)Kế hoạch cử cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ kế toán cấp xã để nâng cao trình độ chuyên môn. Việc đào tạo, bồi dƣỡng phải có quy hoạch, có nhu cầu, gắn với vị trí việc làm theo quy

định mới.

(2) Hàng năm, chính quyền cấp xã thực hiện tốt việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo quy định. Qua đó t ng bƣớc củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung, cán bộ kế toán cấp xã, phƣờng nói riêng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

3.3.7.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước với xã, phường

Để quản lý tốt hơn chi NS xã, phƣờng, cần hoàn thiện công tác kiểm soát chi NS qua KBNN theo hƣớng t ng bƣớc tiến dần đến nhƣ kiểm soát chi của các cấp ngân sách t thị xã trở lên:

Tất cả các khoản chi NSNN phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đƣợc giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi.

Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến, tạo sự công khai, minh bạch hóa thủ tục hành chính, thuận lợi và giảm thời gian, chi phí đi lại, giảm chi phí hoạt động của các các xã, phƣờng đặc biệt là các xã xa trung tâm.

3.3.7.3. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi ngân sách xã

Để tiếp tục thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử trên tinh thần Quyết định số 556/QĐ-BTC về kế hoạch 5 năm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Do đó, yêu cầu

đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ cần thiết và nhanh chóng cần đƣợc triển khai trong công tác Quản lý tài chính NSNN cấp xã, phƣờng để theo kịp tiến độ yêu cầu đặt ra của Chính phủ, cụ thể nhƣ:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi NS xã, phƣờng là giải pháp quan trọng và lâu dài, đòi hỏi phải có sự đầu tƣ cả về thiết bị và nâng cao trình độ của các cán bộ tài chính xã, phƣờng. Hàng năm, các xã, phƣờng đều đăng ký nhu cầu trang bị máy vi tính;

Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN. Đổi mới tài chính công song song với việc triển khai ứng dụng các phần mềm tin học ứng dụng trong quản lý chi NSNN nhƣ Phần mềm tiền lƣơng, quản lý tài sản, tham gia dịch vụ công Kho bạc nhà nƣớc... nhằm hạn chế tiêu cực phiền hà do tác phong làm việc quan liêu tắc trách gây ra.

Tăng cƣờng công tác bảo mật hệ thống thông tin - tin học và cơ sở dữ liệu, nhằm ngăn chặn mọi sự truy cập trái phép t bên ngoài. Đồng thời xây dựng các quy chế nhằm phân quyền, chức năng và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị tham gia vào hệ thống. Mở rộng các ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cƣờng kết nối và trao đổi thông tin với các hệ thống khác đòi hỏi hệ thống thông tin - tin học phải có sự thống nhất cao về các chuẩn kỹ thuật đƣợc quy định và quản lý thông nhất t trung ƣơng đến địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)