Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách hỗ trợ thanh niên

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 28 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách hỗ trợ thanh niên

1.1.2.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ thanh niên Khái niệm chính sách:

Theo từ điển bách khoa toàn thƣ mở: “Chính sách là tập hợp các chủ trƣơng và hành động về phƣơng diện nào đó của Chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt đƣợc và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trƣờng”. [40]

Theo từ điển bách khoa toàn thƣ của Viện từ điển học: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ, đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc tính chất của đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…” [36]

Theo Đoàn Xuân Thủy và cộng sự (2011), chính sách “là hệ thống những quan điểm, hình thức, biện pháp mà nhà nƣớc sử dụng để tác động vào xã hội nhằm thay

đổi những nhóm quan hệ xã hội nào đó trong trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định”.

Khái niệm chính sách hỗ trợ thanh niên:

Khái niệm chính sách hỗ trợ thanh niên: là chính sách do Nhà nƣớc ban hành bao gồm tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, các giải pháp và công cụ Nhà nƣớc sử dụng nhằm khuyến khích, thúc đẩy hỗ trợ thanh niên thanh niên, góp phần phát huy nâng cao hiệu quả hỗ trợ thanh niên góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

1.1.2.2. Đặc điểm của chính sách hỗ trợ thanh niên

- Chính sách hỗ trợ thanh niên đƣợc làm ra bởi nhà nƣớc: Điều này có nghĩa nhà nƣớc là chủ thể có thẩm quyền quyết định ban hành chính sách hỗ trợ thanh niên để thực thi sao cho hiệu lực, hiệu quả.

- Chính sách hỗ trợ thanh niên có định hƣớng giải quyết vấn đề: Cơ quan nhà nƣớc nói chung có thẩm quyền quyết định lựa chọn chính sách hỗ trợ thanh niên thích hợp để giải quyết một vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Chính sách đƣợc làm ra thông qua một quá trình tƣơng tác lẫn nhau giữa các chủ thể về bên liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên.

1.1.2.3. Vai trò của chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

 Tạo lập môi trƣờng:

Tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội bao giờ cũng diễn ra trong một môi trƣờng nhất định và chịu sự tác động của môi trƣờng. Môi trƣờng thuận lợi là điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngƣợc lại nếu môi trƣờng không thuận lợi, các hoạt động kinh tế - xã hội phải tăng chi phí, giảm hiệu quả, dẫn đến phát triển chậm, thậm chí là thu hẹp. Thông qua các chính sách công, Nhà nƣớc đƣa ra những điều kiện cần thiết nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các thực thể kinh tế - xã hội tiến hành các hoạt động. Ví dụ, chính sách phát triển thị trƣờng lao động, thị trƣờng vốn, thị trƣờng khoa học - công nghệ, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng dịch vụ. Để kinh tế - xã hội đất nƣớc phát triển một cách bình thƣờng, ổn định, Nhà nƣớc ban hành nhiều chính sách để đảm bảo các cân đối vĩ mô chính yếu nhƣ: Cân đối giữa cung cầu, xuất nhập khẩu,…

Cùng với các quy định của pháp luật, các quan hệ chính trị, văn hóa và xã hội, chính sách kinh tế tác động mạnh mẽ (kích thích, hạn chế) đến các hoạt động của các chủ thể kinh tế xã hội, tạo thành môi trƣờng hoạt động của các chủ thể này. Nếu tác động của các quy luật kinh tế, quy luật xã hội mang tính khác quan, tự phát thì chính sách kinh tế - xã hội phản ánh ý chí nguyện vọng của các nhà quản lý. Căn cứ vào các chính sách kinh tế - xã hội, các chủ thể kinh tế - xã hội thể hiểu đƣợc mong muốn, nguyện vọng của nhà nƣớc, những việc, những lĩnh vực không đƣợc làm hoặc nên làm, từ đó xác định phƣơng hƣớng hoạt động phù hợp với lợi ích của mình. Khi mong muốn, nguyện vọng và chính sách của nhà nƣớc phù hợp với xu thế, quy luật phát triển và yêu cầu của kinh tế thị trƣờng, các chủ thể kinh tế - xã hội sẽ đạt đƣợc lợi ích của mình và mở rộng quy mô hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, các chủ thể sẽ thu hẹp quy mô hoặc chấm dứt hoạt động, từ đó ảnh hƣởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội.

 Phát huy ƣu thế, khắc phục khuyết tật của kinh tế thị trƣờng:

Những ƣu thế của kinh tế thị trƣờng nếu đƣợc khai thác, sử dụng sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội. Chúng có thể khai thác, sử dụng bằng các chính sách của nhà nƣớc. Đó là các chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế; chính sách thị trƣờng hóa tiền lƣơng giá cả; chính sách đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc theo định hƣớng thị trƣờng.

Để khắc phục khuyết tật của thị trƣờng, Nhà nƣớc có thể sử dụng các chính sách. Chẳng hạn, khi nền kinh tế thị trƣờng “nóng” nhà nƣớc có thể thực hiện chính sách tăng thuế, tăng lãi xuất…; ngƣợc lại, khi nền kinh tế trì trệ, suy giảm, nhà nƣớc có thể thực hiện các chính sách đó theo chiều ngƣợc lại: giảm thuế, giảm lãi suất… bằng các chính sách thuế, chính sách phân phối, thu nhập, chính sách xóa đói giảm nghèo…, nhà nƣớc có thể hạn chế sự chênh lệch về thu nhập và đời sống giữa các tầng lớp dân cƣ. Nhờ các chính sách đầu tƣ cho vùng sâu, vùng xa…, tốc độ gia tăng chênh lệch, trình độ phát triển giữa các vùng miền có thể đƣợc giảm bớt.

Nhƣ vậy nếu khắc phục đƣợc các ƣu thế, khắc phục đƣợc khuyết tật của kinh tế thị trƣờng, chính sách kinh tế - xã hội sẽ thật sự đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hạn chế mặt trái của quá trình đó.

 Định hƣớng, điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội:

Chính sách là một trong những phƣơng tiện quan trọng định hƣớng tất cả các hoạt động và hành vi của chủ thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội theo mục tiêu, phƣơng hƣớng mà nhà nƣớc mong muốn. Bên cạnh đó, chính sách kinh tế - xã hội c n định hƣớng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt đƣợc mục tiêu chính sách, Nhà nƣớc ban hành nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp mang tính khuyến khích và hỗ trợ tài chính nhƣ miễn thuế, hỗ trợ lãi suất, cho vay vốn lãi suất thấp hoặc không lãi suất, về trợ giá, trợ cấp… và các biện pháp k thuật nhƣ đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ k thuật để tạo thuận lợi cho các thực thể kinh tế - xã hội tham gia. Các biện pháp này không mang tính bắt buộc, nó tạo ra cơ chế khuyến khích sự tham gia tự nguyện của các thực thể kinh tế - xã hội, nghĩa là khuyến khích các thực thể kinh tế - xã hội tiến hành những hoạt động mà Nhà nƣớc mong muốn. Ví dụ, chính sách khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, chính sách thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Nhà nƣớc ban hành nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ xây dựng nhà máy để tiến hành hoạt động kinh doanh nhƣ miễn, giảm tiền thuê đất, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ giải phóng mặt bằng,… Hoặc trong chính sách tam nông, Nhà nƣớc ban hành các giải pháp khuyến nông nhƣ hỗ trợ về giống, hƣớng dẫn k thuật cho nông dân, thu mua lƣơng thực với giá bảo đảm cho nông dân có một mức lợi nhuận nhất định, cho vay vốn lãi suất thấp…

Tuy nhiên, bản thân kinh tế thị trƣờng cũng có nhiều khiếm khuyết mà các nhà kinh tế học gọi là thất bại của thị trƣờng nhƣ độc quyền tự nhiên, cung cấp không đầy đủ hàng hóa công cộng, ngoại ứng, không đối xứng thông tin, sử dụng quá mức các tài nguyên sở hữu chung, bất ổn kinh tế vĩ mô, gia tăng bất bình đẳng… những vấn đề đó ảnh hƣởng không tốt lên xã hội và các thành viên của xã hội. Vì vậy, nhà nƣớc phải ban hành các chính sách để hiệu chỉnh những thất bại của thị trƣờng nhƣ chính sách tạo môi trƣờng cạnh tranh và chống độc quyền; cung ứng dịch vụ công thông qua thành lập các doanh nghiệp nhà nƣớc và tổ chức dịch vụ công; điều tiết những tác động tích cực và tiêu cực của ngoại ứng; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên sở hữu chung; loại bỏ sự bất đối xứng thông tin giữa những ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng

hàng hóa và dịch vụ; duy trì sự ổn định của nền kinh tế; bảo đảm sự công bằng xã hội. Việc nhà nƣớc sử dụng chính sách kinh tế - xã hội nhằm định hƣớng hoạt động của các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức là hết sức cần thiết.

 Phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của hội nhập quốc tế:

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế phát triển của thế giới. Toàn cầu hóa đem lại những cơ hội to lớn không chỉ cho các quốc gia, các doanh nghiệp mà còn cho cả các cá nhân… Quá trình làm phẳng thế giới cho phép chúng ta kết nối với tất cả các trung tâm tri thức trên hành tinh lại thành một mạng lƣới toàn cầu đơn nhất, cùng với quá trình cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, toàn cầu hóa mới chỉ tạo cơ hội, có tận dụng đƣợc cơ hội hay không còn tùy thuộc vào sự năng động chủ quan của con ngƣời đặt biệt là chính phủ các quốc gia.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế còn có những mặt trái. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là nguyên nhân khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn nhanh hơn và tác động xấu đến môi trƣờng mạnh hơn. Do ảnh hƣởng mạnh mẽ từ bên ngoài, lãnh đạo các quốc gia khó dự đoán đƣợc những tác động từ chính sách của mình. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế làm cho những tác động tiêu cực từ bên ngoài nhƣ khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng năng lƣợng, khủng hoảng quốc tế, dịch bệnh… lan truyền nhanh chóng và tác động đến các quốc gia khác. Phân hóa giàu nghèo đƣợc thực hiện trên quy mô toàn cầu… Do đó, các chính sách nhà nƣớc phải tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những tác động tích cực từ bên ngoài.

 Kiểm tra, kiểm soát:

Mỗi chính sách kinh tế xã hội đề thực hiện một số mục tiêu và sử dụng những công cụ, những nguồn lực nhất định. Việc kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực là rất cần thiết. Thông qua việc đánh

giá này, nhà nƣớc không những biết r ƣu, nhƣợc điểm của chính sách, mà còn có thể kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các chủ thể kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, thông qua kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp, nhà nƣớc không chỉ biết mức độ phù hợp của chính sách thuế doanh nghiệp mà còn biết rõ các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, Nhà nƣớc có thể điều chỉnh chính sách và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp một cách phù hợp.

Việt Nam đang trong giai đoạn kinh tế thị trƣờng và phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, vai tr kiến tạo của Nhà nƣớc, vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc, vai trò của kinh tế tƣ nhân đƣợc nhìn nhận sẽ là những trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho quốc gia. Qua đó, cho thấy Đảng và Nhà nƣớc đã nhận thức rõ vai trò to lớn của tất cả các phƣơng diện của các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong quá trình phát triển.

Vai trò chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế:

+ Tạo lập môi trƣờng: Tạo môi trƣờng thuận lợi, thích hợp hỗ trợ thanh niên; tạo ra một môi trƣờng giúp thanh niên phát huy đƣợc tính sáng tạo, năng động vào quá trình phát triển kinh tế, từ đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên.

+ Phân bổ nguồn lực hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế: Nhà nƣớc dùng chính sách để khuyến khích và điều tiết các quá trình khai thác, sử dụng nguồn lực hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế. àm cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.

+ Phát huy ƣu thế, khắc phục khuyết tật của kinh tế thị trƣờng: Phát huy đƣợc các ƣu thế, khắc phục đƣợc khuyết tật của kinh tế thị trƣờng, sẽ góp phần tối ƣu hiệu quả chính sách hỗ trợ thanh niên trong phát triển kinh tế kết hợp với các chính sách vĩ mô của nền kinh tế.

+ Định hƣớng, điều tiết các hoạt động hỗ trợ thanh niên: Chính sách là một trong những phƣơng tiện quan trọng định hƣớng tất cả các hoạt động và hành vi của thanh niên tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội theo mục tiêu, phƣơng hƣớng mà nhà nƣớc mong muốn. Bên cạnh đó, chính sách c n định hƣớng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ thanh niên.

mục tiêu chính sách, Nhà nƣớc ban hành nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp mang tính khuyến khích và hỗ trợ vốn, trang thiết bị… và các biện pháp k thuật nhƣ đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ k thuật để tạo thuận lợi cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế.

+ Phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của hội nhập quốc tế: Chính sách tạo cơ hội lớn cho thanh niên học tập, tiếp cận văn minh nhân loại, nâng cao tri thức, nhất là những thành tựu khoa học công nghệ (KHCN), giúp thanh niên chủ động tham gia vào quá trình hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu.

+ Kiểm tra, kiểm soát: Mỗi chính sách hỗ trợ thanh niên đều thực hiện một số mục tiêu và sử dụng những công cụ, những nguồn lực nhất định. Việc kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực là rất cần thiết. Thông qua việc đánh giá này, nhà nƣớc không những biết r ƣu, nhƣợc điểm của chính sách, mà còn có thể kiểm tra, kiểm soát công tác thanh niên hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)