Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý đầu tư công

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý đầu tư công

1.2.3.1. Kiểm soát chi phí đầu tư dự án

Khi chi phí dự án cao hơn so với chi phí ƣớc tính ban đầu thì dẫn tới vƣợt dự toán. Hậu quả của vƣợt dự toán gây ảnh hƣởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự án. Đối với khách hàng, vƣợt dự toán làm gia tăng chi phí so với dự tính ban đầu. Đối với đội ngũ chuyên gia, tƣ vấn, điều này dẫn tới mất uy tín và mất lòng tin từ khách hàng. Đối với nhà thầu, điều này ảnh hƣởng tới lợi nhuận và nguy cơ thua lỗ do khách hàng hủy bỏ, chậm thanh toán hoặc yêu cầu thay thế nhà thầu. Đối với Nhà nƣớc, điều này dẫn tới phải tăng cƣờng cơ chế giám sát và tổ chức giám sát thƣờng xuyên, phát sinh thêm nhiều chi phí quản lý. Đối với ngƣời dân, vƣợt dự toán dẫn tới họ phải tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụ

với mức giá cao hơn dự tính ban đầu.

Nhóm yếu tố chính sách: đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng chi phí đầu tƣ xây dựng của dự án, chẳng hạn nhƣ tình hình chính trị không ổn định, hoặc việc thay đổi cơ chế chính sách nhƣ chính sách thuế, chính sách tiền lƣơng, chính sách giá, chính sách xây dựng…

Nhóm yếu tố kinh tế: lạm phát, sự khan hiếm của vật tƣ thiết bị thi công, sự thay đổi của tỷ giá tiền tệ làm gia tăng chi phí đầu tƣ.

Nhóm yếu tố năng lực các bên có liên quan: các bên có liên quan của dự án gây tác động rất lớn đến chi phí đầu tƣ của dự án nhƣ: năng lực của chủ đầu tƣ, năng lực của tƣ vấn, năng lực của nhà thầu, năng lực của nhà cung cấp.

Nhóm yếu tố đặc trƣng dự án: đặc trƣng dự án là một trong những yếu tố làm tăng chi phí đầu tƣ.

Nhóm yếu tố về gian lận và thất thoát: gồm các yếu tố nhƣ gian lận trong thi công, sự thông đồng của các nhà thầu, hối lộ và trộm cắp vật tƣ ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ của dự án.

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên: gồm 3 yếu tố nhƣ thời tiết, địa chất, thiên tai, đây là các yếu tố không lƣờng trƣớc đƣợc có thể làm tăng chi phí đầu tƣ.

1.2.3.2. Kiểm soát tiến độ dự án

Khái niệm chậm tiến độ là khoảng thời gian giữa ngày hoàn thành đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng và ngày thực tế hoàn thành. Chậm tiến độ đƣợc phân thành các loại xét theo tiêu chí trách nhiệm thì: (1) chậm tiến độ có thể tha thứ (phải bồi thƣờng cho chủ đầu tƣ hoặc không phải bồi thƣờng cho chủ đầu tƣ), (2) chậm tiến độ không thể tha thứ và (3) chậm tiến độ có thể tha thứ và chậm tiến độ không thể tha thứ diễn ra đồng thời.

Hậu quả của chậm tiến độ gây ảnh hƣởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự án nhƣ mất thời gian, chi phí và khả năng dự án bị thu hồi. Đối với chủ đầu tƣ, chậm tiến độ đồng nghĩa với mất nguồn thu từ dự án và phải tiếp

tục phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện hữu. Đối với nhà thầu, chậm tiến độ sẽ dẫn tới phát sinh thêm chi phí chi trả cho trang thiết bị và ngƣời lao động, chậm thu hồi vốn ứng trƣớc. Đối với ngƣời dân, các dự án xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng đúng theo quy hoạch sẽ làm cho ngƣời dân phải tiếp tục sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện hữu có chất lƣợng không đáp ứng nhu cầu thiết yếu. Đối với Nhà nƣớc, các nguồn thu do chậm đƣa công trình vào sử dụng không đạt đƣợc kế hoạch đề ra. Đối với bản thân dự án, điều này làm gia tăng chi phí của dự án. Điều này có thể dẫn tới việc gia tăng tranh chấp giữa các bên có lợi ích liên quan đến dự án, dẫn tới kiện tụng và đình trệ dự án.

Nhóm yếu tố kỹ thuật: Sai lầm trong dự báo bao gồm việc tăng giá, thiết kế dự án không đầy đủ, dự toán không chính xác những thay đổi của dự án, tính không chắc chắn khi lập dự án. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án không phù hợp. Quy trình ra quyết định không chuẩn mực. Quy trình lập kế hoạch không chuẩn mực.

Nhóm yếu tố kinh tế: Cố ý đánh giá thấp các yếu tố của dự án do: thiếu sự động viên, khích lệ, thiếu nguồn lực, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực, dự án dễ đƣợc chọn tài trợ, thiếu năng lực tài chính, chiến lƣợc giá thấp sau đó tính phát sinh dự toán về sau.

Nhóm yếu tố tâm lý: Lạc quan thiên vị giữa các quan chức địa phƣơng. Nhận thức sai lệch về dự án. Thận trọng đối với rủi ro.

Nhóm yếu tố chính trị: Cố ý đánh giá thấp chi phí. Chỉnh sửa dự báo để chọn dự án vì lý do chính trị hơn là do thực tế khách quan. Vì lý do cá nhân mà cung cấp thông tin sai cho ngƣời quyết định dự án.

1.2.3.3. Kiểm soát chất lượng dự án

Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ thƣờng đƣợc hiểu là khả năng đáp ứng hoặc vƣợt quá nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng hoặc nhà tài trợ với mức phí hợp lý trong một khoảng thời gian cho phép. Quản lý chất lƣợng nhằm đảm bảo chất

lƣợng sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án thông qua các yếu tố sau:

Nhóm yếu tố liên quan đến lập kế hoạch quản lý chất lƣợng: là việc xác định yêu cầu chất lƣợng hoặc tiêu chuẩn chất lƣợng của dự án và các sản phẩm bàn giao, lập tài liệu về việc dự án sẽ thực hiện nhƣ thế nào để đạt đƣợc các yêu cầu chất lƣợng. Lợi ích của việc này là cung cấp hƣớng dẫn và định hƣớng cho việc chất lƣợng sẽ đƣợc quản lý và công nhận trong suốt dự án.

Nhóm yếu tố liên quan đến thực hiện đảm bảo chất lƣợng: là việc kiểm tra các yêu cầu chất lƣợng và kết quả từ việc kiểm soát chất lƣợng có tƣơng thích với các tiêu chuẩn chất lƣợng đã đƣợc áp dụng hay không.

Nhóm yếu tố liên quan đến kiểm soát chất lƣợng: là việc giám sát và lƣu lại các kết quả kiểm soát chất lƣợng nhằm đánh giá hiệu suất và đề nghị thay đổi khi cần thiết. Việc làm này nhằm xác định nguyên nhân của các quy trình kém hay sản phẩm kém chất lƣợng để có hành động loại bỏ chúng, công nhận các sản phẩm bàn giao và các công việc đã đạt đƣợc các yêu cầu của các bên liên quan để nghiệm thu dự án.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)