Kinh nghiệm quản lý đầu tƣ công của một số huyện và bài học kinh

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 87)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý đầu tƣ công của một số huyện và bài học kinh

nghiệm về quản lý đầu tƣ công trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn đến năm 2021, định hƣớng đầu tƣ công ở thành phố Quy Nhơn trong thời gian tới, tập trung vào: đầu tƣ NSNN tập trung cho kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn; Ƣu tiên đầu tƣ phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao; Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, gắn kết với hạ tầng giao thông liên tỉnh và bảo vệ môi trƣờng.

Bên cạnh đó thì thành phố Quy Nhơn cũng sớm ban hành các tiêu chí thẩm định, tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, lựa chọn dự án đầu tƣ bằng vốn NSNN, tiến hành rà soát, đánh giá lại tất cả các dự án đang thực hiện hoặc trong quy hoạch để phân loại theo thứ tự ƣu tiên để thực hiện và kiên quyết loại bỏ các dự án không còn đáp ứng tiêu chí đặt ra.

Thành phố Quy Nhơn tăng cƣờng nâng cao năng lực quản lý đầu tƣ công, hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tƣ nhà nƣớc.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Thị xã Đức Phổ đã minh chức rằng, trong thời gian qua công tác quản lý đầu tƣ công đã có tác động tích cực không những đến tăng trƣởng kinh tế của Đức Phổ mà cả trong lĩnh vực an sinh xã hội, thu hút đầu tƣ.

Thị xã Đức Phổ đã thực hiện một số giải pháp quản lý đầu tƣ công nhƣ sau: - Một là, coi trọng công tác quy hoạch, việc quy hoạch phải có tầm nhìn

lâu dài, đảm bảo tính ổn định, phù hợp với thực tế.

- Hai là, kiểm soát công tác thanh, quyết toán vốn đầu tƣ công: thực hiện công khai quy trình, thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tƣ công, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ.

- Ba là, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn đầu tƣ công, chất lƣợng các công trình: kiên quyết xử lý các chủ đầu tƣ, nhà thầu không đủ năng lực; thực hiện sau quy định trong quản lý, thi công công trình.

1.3.3. Kinh nghiệm rút ra về quản lý đầu tư công trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công của thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định nhƣ sau:

Thứ nhất, công tác quy hoạch đƣợc xác định có vị trí quan trọng trong quản lý đầu tƣ công, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong tƣơng lai, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, mở rộng thu hút vốn đầu tƣ, khuyến khích kinh tế tƣ nhân tham gia đầu tƣ, đặc biệt những dự án xây dựng hạ tầng xã hội có nguồn vốn đầu tƣ lớn để giám áp lực từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.

Thứ ba, tập trung đầu tƣ vào các công trình trọng điểm, dự án chuyển tiếp, còn dở dang để đảm bảo tiến độ, dự án dân sinh đang bức xúc, tránh tình trạng đầu tƣ dàn trải.

Thứ tƣ, để quản lý đầu tƣ công đạt hiệu quả cần tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đánh giá và chống tham nhũng trong quản lý đầu tƣ công.

Thứ năm, tăng cƣờng trau dồi, đào tạo bồi dƣỡng về chuyên môn cho cán bộ quản lý công tác đầu tƣ công tại địa phƣơng.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này, luận văn đã làm rõ hơn về khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tƣ công và trọng tâm là khái niệm quản lý đầu tƣ công. Trên cơ sở phân tích khái niệm quản lý đầu tƣ công luận văn đã phân tích sự cần thiết phải có sự quản lý đối với hoạt động đầu tƣ công, các bƣớc trong quy trình quản lý đầu tƣ công cũng nhƣ những nguyên tắc cần phải tuân theo khi thực hiện công tác quản lý đầu tƣ công.

Với đề tài này, trong chƣơng 1 tác giả tập trung phân tích về quản lý đầu tƣ công dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, tác giả tập trung phân tích về các nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ công và đƣa ra các tiêu chí đánh giá công tác quản lý đầu tƣ công; phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý đầu tƣ công; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tƣ công của một số địa phƣơng từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tƣ công tại thị xã Hoài Nhơn.

Những vấn đề lý luận trong chƣơng 1 sẽ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thức trạng quản lý đầu tƣ công tại thị xã Hoài Nhơn trong thời gian qua ở chƣơng 2 và đƣa ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý đầu tƣ công tại thị xã Hoài Nhơn trong thời gian tới ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Hoài Nhơn nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Có Quốc lộ 1A và tuyến đƣờng sắt thống nhất Bắc - Nam đi qua, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế quan trọng ở phía bắc tỉnh Bình Định, là điểm đầu mối giao thông quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão và là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề. Phía Bắc giáp thị xã Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi; Phía Nam giáp huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định; Phía tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão, tỉnh Bình Định; Phía đông giáp Biển Đông.[30]

Hình 2. 1 Bản đồ hành chính thị xã Hoài Nhơn

Toàn thị xã có 17 đơn vị hành chính gồm 6 xã và 11 phƣờng: Các xã gồm: Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Mỹ, Hoài Hải, các phƣờng gồm: Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Xuân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hƣơng, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, Bồng Sơn, Tam Quan. Diện tích toàn thị xã hiện có 422,69 km², dân số có hơn 208.121 ngƣời, mật độ dân số 492 ngƣời/km².

Địa hình thị xã Hoài Nhơn có xu hƣớng thấp dần về hƣớng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính:

- Dạng địa hình đồng bằng: Đƣợc bao bọc bởi các dãy núi nhƣ một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển 1m.

- Dạng địa hình đồi núi thấp: Núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400 m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725m.

Khí hậu thị xã Hoài Nhơn đƣợc chia thành 02 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 08, bình quân số giờ nắng 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,90C, lƣợng mƣa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%, đặc biệt mùa này có gió Tây khô nóng kéo dài khoảng 35 - 40 ngày. Mùa mƣa từ tháng 09 đến tháng 12, bình quân số giờ nắng 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lƣợng mƣa 517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%, đặc biệt mùa này có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ gió mạnh, xoáy, kéo theo mƣa lớn, gây nên lũ lụt.

Hoài Nhơn có sông Lại Giang đƣợc hội tụ bởi sông Kim Sơn (huyện Hoài Ân) và sông An Lão (huyện An Lão) hợp lại thành, chảy qua địa bàn thị xã Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (phƣờng Hoài Hƣơng). Đây là con sông lớn nằm ở phía Nam thị xã, có lƣu lƣợng bình quân 58,6 m3/s, tƣơng ứng với lƣợng nƣớc đạt 1.844 m3/năm. Ngoài ra, còn có một số sông, suối nhỏ chủ yếu nằm ở phía Bắc thị xã.

Hoài Nhơn có tổng diện tích đất tự nhiên 42.084,4 ha, có 3 loại đá mẹ chính là: Granít, Gơnai và đá Bazan đƣợc phong hóa thành 9 nhóm đất chính

và chia làm 5 loại đất.

Hoài Nhơn có bờ biển dài 24km, có 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong đó có 38 loài cá có kinh tế và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu cao.

Hoài Nhơn có trên 20.084,9 ha đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 12.061,6 ha đất rừng sản xuất và 8.023,3 ha đất phòng hộ. Khoáng sản tƣơng đối đa dạng nhƣ: Cát trắng (Hoài Châu), quặng vàng (Hoài Đức), đá xanh (Hoài Châu Bắc), đá Granít (Hoài Phú), đất sét (Hoài Đức, Hoài Tân …), Ti tan ở các xã ven biển..

Thị xã Hoài Nhơn có vị trí rất thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và thƣơng mại với các huyện: Phù Mỹ, Hoài Ân và An Lão trên địa bàn tỉnh và tỉnh Quảng Ngãi. Thị xã có hệ thống giao thông khá thuận lợi nhƣ: Quốc lộ 1A; tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam; có 01 bến xe khách và bờ biển dài 24 km, là nơi trao đổi thuận tiện cho phát triển nghề đánh bắt xa bờ. Đặc biệt, với cảng cá Tam Quan và tuyến ĐT 639 (đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan) tạo

nên tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế biển của thị xã.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong chiến lƣợc phát triển KT - XH đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Hoài Nhơn xác định phát triển KT - XH của thị xã phải phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và đặt trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận; dựa trên cơ sở phát huy cao độ nội lực và khai thác tối đa các nguồn lực huy động ngoài thị xã, bằng cách tăng cƣờng liên doanh, liên kết và hợp tác với các địa phƣơng trong khu vực, trong nƣớc và nƣớc ngoài để khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, đặc biệt là lợi thế biển và đô thị Bồng Sơn, Tam Quan. Theo quy hoạch chung đô thị Bình Định đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì toàn bộ thị xã Hoài Nhơn sẽ đƣợc nâng cấp lên thành phố Hoài Nhơn vào năm 2035.

uỷ Bình Định, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và phối hợp với các sở ban, ngành, Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, cùng với đó tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã, Ban Thƣờng vụ Thị uỷ, UBND thị xã, các cấp ủy, tổ chức đảng, địa phƣơng, cơ quan, đơn vị đồng thuận, thống nhất, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm chính trị cao trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị đề ra đạt nhiều kết quả tích cực.

Hiện nay, kinh tế thị xã Hoài Nhơn có bƣớc tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc. GTSX công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 ƣớc đạt 4.651 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đạt 42,5% kế

hoạch, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Doanh thu thƣơng mại – dịch vụ ƣớc đạt 10.229 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đạt 45,6% kế hoạch, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất ngƣ – nông – lâm nghiệp (theo giá so sánh 2010) ƣớc đạt 2.745,53 tỷ đồng, đạt 48,6% kế hoạch, tăng 8,6% so với cùng

kỳ,… Hạ tầng từng bƣớc xây dựng đồng bộ, diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc; công tác giáo dục, y tế, thể dục, thể thao đƣợc chú trọng; công tác chính sách ngƣời có công, đảm bảo an sinh xã hội đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên; công tác quốc phòng an ninh đƣợc giữ vững và tăng cƣờng; Nổi bật là thực hiện thành công “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển KT - XH; Tỉnh uỷ Bình Định quyết định thành lập Đảng bộ thị xã Hoài Nhơn kể từ ngày 01/6/2020; tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã khóa XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, là đại hội điểm của tỉnh; đƣợc Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Bình Định ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TU, ngày 15/9/2020 về xây dựng và phát triển thị xã Hoài Nhơn đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2035; Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thị xã Hoài Nhơn vinh dự, tự hào đƣợc Chủ tịch nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo đúng quy định. Tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND thị xã khóa XII, nhiệm kỳ 2021 –

2026 thành công tốt đẹp.

Hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng. Thƣơng mại - dịch vụ tiếp tục tăng trƣởng khá. Các dịch vụ bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải, y tế, bảo hiểm phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. [27]

Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt đƣợc trong những năm qua, thị xã Hoài Nhơn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức:

Trong thời gian qua tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thời tiết diễn biến thất thƣờng,… là thị xã có diện tích lớn, xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, điểm xuất phát kinh tế thấp, mức tăng trƣởng còn dƣới tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thị xã có bƣớc phát triển nhƣng còn chậm, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp, thu nhập bình quân đầu ngƣời còn khiêm tốn, chƣa có nhiều sản phẩm mang thƣơng hiệu và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách của thị xã. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều vấn đề xã hội còn nổi cộm, bức xúc nhƣ: tệ nạn ma tuý, trộm cắp, tín dụng đen, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tàu thuyền bị nƣớc ngoài bắt giữ khi ngƣ dân hành nghề trên biển còn diễn biến phức tạp; đời sống của một bộ phận Nhân dân còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, để tốc độ tăng trƣởng kinh tế thị xã ổn định trong thời gian đến, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng có sự phân hóa theo sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2.2. Thực trạng về hoạt động đầu tƣ công trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.1. Tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Bảng 3.2 cho thấy cơ cấu vốn đầu tƣ trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn giai đoạn 2016 – 2020, vốn đầu tƣ công chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tƣ, chiếm 74,4% tổng vốn đầu tƣ, vốn đầu tƣ tƣ nhân chiếm 25,6%.

Bảng 2. 1 Đầu tƣ công trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn giai đoạn 2016 - 2020

STT Khoản mục Đvt Giai đoạn 2016 - 2020

1 Cơ cấu tổng vốn đầu tƣ

Vốn đầu tƣ công % 74,4

Vốn đầu tƣ tƣ nhân % 25,6

2 Vốn đầu tƣ công theo phân cấp

Cấp tỉnh và TƢ quản lý % 73,3

Cấp huyện quản lý % 26,7

Nguồn: Sở Tài chính Bình Định, Sở Kế hoạch đầu tư

Trong cơ cấu vốn đầu tƣ công thì vốn do cấp tỉnh và trung ƣơng quản lý chiếm tỷ trọng đến 73,3% tổng vốn đầu tƣ công; cấp huyện quản lý 26,7% vốn đầu tƣ công trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020. Điều này cho thấy, vốn đầu tƣ công của thị xã Hoài Nhơn vẫn phụ thuộc rất lớn từ nguồn vốn do tỉnh và trung ƣơng trực tiếp đầu tƣ vào các công trình trọng điểm trên địa bàn.

2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư công.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 87)