Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng măng bát độ trên địa bàn xã an phú, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 33)

- GO/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.

- VA/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

- GPr/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

An Phú là xã vùng cao của huyện Lục Yên, có tổng diện tích đất tự nhiên 42.612,5 ha, trong đó: đất thổ cư 34,39 ha; đất nông nghiệp 3.178,05 ha. Dân số là 1.245 hộ với 5.151 nhân khẩu, dân tộc kinh chiếm 2,9%; Tày chiếm 96,1%; Dao chiếm 0,3%; Nùng chiếm 0,3%; Các dân tộc khác chiếm 0,4%.

Vị trí địa lý của xã như sau: Phía Bắc giáp xã Minh Tiến.

Phía Nam giáp xã Bảo Ái, Phúc Ninh, huyện Yên Bình. Phía Đông giáp xã Xuân Long, huyện Yên Bình.

Phía Tây giáp xã Phan Thanh.

- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

Xã An Phú là một trong những xã thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm là 18 - 26oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất xuống tới 6 - 8oC. - Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1300 - 1600 mm, lượng mưa thường tập trung vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 trong năm, vào mùa khô có năm đến 1,5 tháng không mưa, nên cũng gây khó khăn cho công tác điều tiết nước của xã trong công tác sản xuất.

- Độ ẩm không khí từ 75 - 80%. Thời tiết tương đối khắt nghiệt được chia cắt thành hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

- Gió, bão: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Có 2 chế độ gió: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương muối, sương mù, thường xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau, gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn chung, khí khí hậu và thời tiết của xã An Phú tương đối ôn hòa, thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loài cây trồng lâm nghiệp. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu mang lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống của nhân dân

Về thuỷ văn, An Phú gồm có các suối nhánh thuộc hệ thống sông chảy, hồ thủy điện thác Bà, nhìn chung các nhánh suối ở đây có nước quanh năm.

- Địa hình

Xã An Phú có đường giao thông liên xã từ trung tâm huyện đến xã. Địa hình chủ yếu là đồi, núi cao xen kẽ các thung lũng, có nhiều núi đá và các khe suối nhỏ chia cắt từ tây sang đông.

- Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Đất đai có hàm lượng chất dinh dưỡng đất đai của xã

phù hợp cho việc sản xuất cây hàng năm, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2017 Đvt: ha Loại đất Năm 2017 Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.261,25 100 a- Nhóm đất nông nghiệp 3.698,05 86,78 1.1. Đất trồng cây hàng năm 232,33 6,28 1.1.1. Đất trồng lúa 215,09 92,58 1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 17,24 7,42

1.2. Đất trồng cây lâu năm 793,15 21,46

1.3. Đất lâm nghiệp 2.633,82 71,23

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 38,75 1,05

B- Nhóm đất phi nông nghiệp 463,2 10,87

1. Đất ở 34,39 6,11

2. Đất chuyên dùng 4,9 0,87

3. Đất nghĩa trang 1,6 0,28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 400 86,35

5. Đất phi nông nghiệp khác 22,31 3,96

C- Đất chưa sử dụng 100 2,35

(Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của xã An Phú)

(Nguồn: UBND xã An Phú năm 2018)

Qua bảng và biểu đồ cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.261,25 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2017 là 3.698,05 ha chiếm 86,78% tổng diện tích đất đai. Đất phi nhóm nông nghiệp là 463,2 ha chiếm 10,87% đất chưa sử dụng 100 ha chiếm 2,35% trong tổng diện tích dất đai toàn xã. Trong năm 2017 xã đã tận dụng hết mọi nguồn đất đi để phục vụ sản xuất cho người dân.

Tài nguyên nước: Hệ thống khe suối phân bố không đồng đều, là nguồn

cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của xã, được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước hệ thống này cũng đã được đầu tư xây đắp thành những đập tràn và kênh mương nhằm cung cấp nước tưới cho người dân. Tuy nhiên do địa hình phức tạp và số lượng đập chữa chưa nhiều, công tác quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ nên chưa đủ cung cấp nước cho toàn xã trong công tác sinh hoạt và tưới tiêu. Vì vậy cần xây dựng thêm các hồ chứa và hệ thống cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn trong thời gian tới, mặt khác tăng cường phát triển rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước.

Tài nguyên rừng: Chủ yếu là rừng trồng và rừng tự nhiên.

Nhóm đất nông nghiệp 87% Nhóm đất phi nông nghiệp 11% Nhóm đất chưa sử dụng 2% Cơ Cấu

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a, Điều kiện kinh tế

* Tình hình sản xuất nông nghiệp:

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã trong giai đoạn 2015-2017

STT Loại cây Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1 Lúa Diện tích Ha 278 266 266 95,68 100 97,84 Năng suất Tạ/ha 51,2 56,5 56,23 110,35 99,52 104,94 Sản lượng Tấn 1.423,4 1.502,9 1.495,7 105,58 99,53 102,55

2 Ngô

Diện tích Ha 80,1 77,3 78 96,50 100,91 98,71 Năng suất Tạ/ha 40,2 40,02 41,55 99,55 103,82 101,69 Sản lượng Tấn 322 309,4 324,1 96,09 104,75 100,42

3 Lạc

Diện tích Ha 45 50 52 111,11 104,00 107,56 Năng suất Tạ/ha 19 21 21 110,53 100,00 105,27 Sản lượng Tấn 85,5 105 109,2 122,81 104,00 113,41

4 Mía

Diện tích Ha 2,4 2,5 2,8 104,17 112,00 108,09 Năng suất Tạ/ha 145 155 155 106,89 100,00 103,45 Sản lượng Tấn 30,5 38,75 43,4 127,04 112,00 119,52 5 Rau các loại Diện tích Ha 34 36 37 105,88 102,77 104,33 Năng suất Tạ/ha 105,1 105,4 108,7 100,28 103,13 101,71 Sản lượng Tấn 346,5 365.5 369,58 105,48 101,11 103,29

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã An Phú)

Qua bảng 4.2 có thể thấy cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của xã An Phú nhưng diện tích qua 3 năm 2015- 2017 giảm 2,16%, năng suất tăng 4,94% sản lượng tăng 2,55 %. Diện tích ngô giảm 1,29%, năng suất tăng 1,69%,sản lượng tăng 0,42%. Đối với cây lạc thì cả diện tích,sản lượng đều tăng. Diện tích mía

18,5%, năng suất tăng 3,45%, sản lượng tăng 19,52%. Diện tích cây rau các loại tăng 4,33%, năng suất tăng 1,71%, sản lượng giảm 3,29%

* Tình hình sản xuất lâm nghiệp:

- Măng Bát Độ: Duy trì diện tích 19,04 ha, trong thời gian tới sẽ cho thu hoạch.

- Công tác quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn tự nhiên sản xuất được thực hiện tốt, trong 6 tháng không xảy ra việc lấn chiếm rừng.

- Công tác trồng rừng:

+ Trồng cây lâm nghiệp xã hội: diện tích trồng rừng 71/ 60 ha đạt 118% kế hoạch năm, tăng 11 ha so với cùng kỳ (lý do tăng các hộ diện tích cây măng Bát Độ), trong đó:

+ Diện tích trồng keo: 18 ha; diện tích trồng bồ đề 11 ha; diện tích trồng bạch đàn 16 ha; diện tích trồng măng Bát Độ 20 ha; diện tích trồng cây quế và cây khác 6 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lập hồ sơ khai thác gỗ rừng trồng được 962/2700m3, đạt 35,6% kế hoạch năm, số tiền thu được 12.077.000 đồng nộp ngân sách nhà nước.

+ Công tác triển khai trồng và ươm giống cây tre măng Bát Độ, Diện tích trồng được 20 ha, thành lập tổ hợp tác thu mua và nhân giống tre măng Bát Độ gồm có 15 thành viên, trong đó: Ban điều hành gồm có 3 đồng chí.

* Tình hình trồng măng Bát Độ của xã An Phú qua 3 năm 2015 - 2017

Bảng 4.3. Rà soát số hộ trồng măng Bát Độ tại xã An Phú giai đoạn 2015 - 2017

STT THÔN

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số hộ Số hộ trồng măng Tổng số hộ Số hộ trồng măng Tổng số hộ Số hộ trồng măng 1 Lũng Đẩy 47 1 48 1 48 1 2 Nà Dụ 73 7 74 7 74 7 3 Mỏ Cao 85 5 87 5 87 5 4 Khau Cuồng 101 5 105 5 105 5 5 Khau Sén 124 15 129 15 129 15 6 Khau Ca 69 11 70 11 70 11 7 Nà Lại 100 6 103 6 103 6 8 Cao Khánh 102 10 105 10 105 10 9 Nà Hà 87 22 89 22 89 22 10 Đồng Dân 80 9 82 9 82 9 11 Tổng Khuyển 99 8 103 8 103 8 12 Làng Xóa 77 9 79 9 79 9 13 Tân Lập 67 5 68 5 68 5 14 Khau vi 101 4 103 4 103 4 (Nguồn: UBND xã An Phú 2018) Qua bảng 4.3 ta có thể biết được tình hình trồng măng Bát Độ các hộ nông dân trên địa bàn xã An Phú. Tất cả các thôn trên địa bàn xã đều có hộ

trồng, nhưng thôn có số hộ trồng măng bát nhiều nhất đó là: Khau Sén, Nà Hà, Khau Ca.

Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng măng Bát Độ của xã An Phú qua 3 năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) BQC 2016/2015 2017/2016 (%) Diện tích Ha 14 16,1 19,04 115,00 118,26 116,63 Năng suất BQ Tấn/ha 16 18 20 112,50 111,11 111,81 Sản lượng Tấn 224 289,8 380,8 129,38 131,40 130,39 ( Nguồn: UBND xã An Phú 2017)

Qua bảng 4.4 cho ta thấy: Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng của cây măng Bát Độ đều tăng qua các năm từ năm 2015 - 2017. Bình quân 3 năm diện tích trồng măng Bát Độ tăng 16,63%, diện tích tăng là do những năm gần đây giá thu mua măng tương đối cao so với nhưng năm trước nên người dân mở rộng diện tích trồng. Cùng với việc tăng diện tích thì năng suất qua 3 năm tăng 11,18%. Bình quân sản lượng qua 3 năm tăng 30,39%.

* Chăn nuôi:

Bảng 4.5. Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Con STT Tên vật nuôi Năm So sánh 2015 2016 2017 2016/2015 ( % ) 2017/2016 ( % ) BQ 1 Trâu 640 620 623 96,87 100,48 98,68 2 Bò 100 117 160 117,00 136,75 126,87 3 Lợn 5.000 4.250 2.990 85,00 70,35 77,68 4 Dê 1.100 1.180 1.185 107,27 100,42 103,85 5 Gia cầm 32.700 37.500 37.000 114,68 98,67 106,68 (Nguồn: UBND xã An Phú 2017)

Qua bảng 4.5 có thể thấy tình hình chăn nuôi của xã An Phú nhìn chung không có sự biến động lớn. Tỷ lệ số trâu giảm qua 3 năm, giảm 1,32 %. Tỷ lệ bò qua 3 năm tăng 26,87%, tỷ lệ lợn giảm 22,32%, tỷ lệ dê tăng 3,85%, tỷ lệ gia cầm tăng 6,68%.

b,Điều kiện xã hội

* Tình hình dân số của xã An Phú.

Bảng 4.6. Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2015 - 2017 ) Năm

Chỉ tiêu ĐVT

2015 2016 2017 So sánh (%)

SL SL SL 2016/2015 2017/2016 BQ

1. Tổng số

nhân khẩu Khẩu 5.118 5.130 5.151 100,23 100,41 100,32 2. Tổng số hộ Hộ 1.233 1.237 1.245 100,32 100,65 100,49

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết kinh tế - xã hội năm 2017)

Qua bảng 4.6 cho ta thấy: Tổng số nhân khẩu qua 3 năm 2015 - 2017 tăng. Năm 2015 có tổng số nhân khẩu là 5.118 khẩu, đến năm 2016 là 5.130 khẩu tăng 12 khẩu so với năm 2015 tăng 0,23%. Năm 2017 là 5.151 khẩu, tăng 21 khẩu, tăng 0,41% so với năm 2016. Bình quân số nhân khẩu qua 3 năm tăng 0,32%. Tổng số hộ năm 2015 là 1.233 hộ, năm 2016 tăng lên thêm 4 hộ, tăng 0,32% so với năm 2015. Năm 2017 số hộ tăng thêm là 8 hộ, chiếm 0,65% so với năm 2016. Bình quân số hộ qua 3 năm tăng 0,49%.

Bảng 4.7. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã An Phú giai đoạn năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển ( % ) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ

1.Tổng nhân khẩu Khẩu 5.118 100 5.130 100 5.151 100 100,23 100,41 100,32

Nhân khẩu nông nghiệp Khẩu 4.708 91,98 4.719 91,98 4.738 92,85 100,23 100,40 100,32 Nhân khẩu phi nông nghiệp Khẩu 410 8,02 411 8,02 413 7,15 100,24 100,49 100,37

2. Tổng số hộ Hộ 1.233 100 1.237 100 1.245 100 100,32 100,65 100,49

Hộ nông nghiệp Hộ 1.134 91,97 1.138 91,99 1.145 91,96 100,35 100,62 100,49

Hộ phi nông nghiệp Hộ 99 8,03 99 8.01 100 8,04 100 101,01 100,51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tổng số lao động 3.147 100 3.148 100 3.150 100 100 100,01 100,01

Lao động nông nghiệp LĐ 2.832 89,99 2.864 90,97 2.898 92,00 101,13 101,18 101,16

Lao động phi nông nghiệp LĐ 315 10,01 284 9,03 252 8,00 90,15 88,73 89,44

4. Bình quân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,15 - 4,14 - 4,13 - 99,75 99,75 99,75

5. Bình quân lao động/hộ động/hộ Lao 2,55 - 2,54 - 2,53 - 99,61 99,61 99,61

Qua bảng 4.7 cho thấy: Dân số xã An Phú có xu hướng tăng lên hàng năm, tốc độ tăng dân số bình quân là 0,32%. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ.

Bình quân có khoảng 3 - 4 người/hộ, trong đó có 2 - 3 lao động. Như vậy, tình hình dân số và lao động của xã An Phú có đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của xã nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần có chính sách phát triển hơn nữa trong công tác đào tạo - giáo dục để nâng cao trình độ cho người dân

* Văn hóa - giáo dục

- Năm học 2015- 2016, tiếp tục khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất của các nhà trường, phát huy các phong trào xã hội hóa giáo dục, huy động 100% số trẻ em đến lớp đúng độ tuổi. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, THCS đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục mầm non 5 năm tuổi. Tổng số học sinh toàn xã là: 1053 em, trong đó:

+ Trường THCS: 713 em. + Trường tiểu học: 292 em + Trường mầm non: 340 cháu

- Trường Tiểu học, Trường Mầm non tổ chức 100% học sinh học bản trú tại trường. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. * Về y tế

Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, việc thường trực khám chữa bệnh tại trạm đảm bảo, tăng cường bác sĩ về khám chữa bệnh cho nhân dân, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì thường xuyên, 6 tháng đầu năm trạm y tế đã khám và chữa bệnh cho 1711 lượt người, khám và điều trị bằng y học cổ truyền 504 lượt, khám cho trẻ em dưới 6 tuổi 629 lượt, thực tốt các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng đẩy đủ cho trẻ em trong độ tuổi.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả bộ tiêu chí mới về

chuẩn Quốc gia về y tế, tiến hành xây dựng thêm phòng khám bệnh để đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, trong 6 tháng trên địa bàn xã không có dịch bệnh lớn xảy ra.

* Công tác dân số, gia đình, trẻ em

Ban dân số phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số, xây dựng gia đình bình đẳng hạnh phúc và bền vững, thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em, không có trường hợp nào trẻ em bị ngược đãi, trong 6 tháng không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, dân số toàn xã đến thời điểm báo cáo là 5118 khẩu, 1233 hộ, số sinh trong 6 tháng là 22 người, số người chết là 11 người. Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng măng bát độ trên địa bàn xã an phú, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 33)