Mật độ tế bào và loài ưu thế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến Tre (Trang 48 - 54)

Sinh khối và mật độ khuê tảo đáy ở thủy vực thành phố Bến Tre vào mùa

mưa và mùa khô tại các vị trí khảo sát được trình bày ở hình 3.3. Vào mùa mưa mật

độ tế bào dao động từ 170 – 6370 tế bào/cm2 và mùa khô từ 147 – 3316 tế bào/cm2.

Nhìn chung mật độ tế bào mùa mưa cao hơn mùa khô và không có sự khác biệt giữa hai mùa (p=0.8) tương tự ở nghiên cứu ở khu vực (sông Đồng Nai, sông Ba Lai). Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu mật độ tế bào trên sông Ba Lai (Phạm Thanh Lưu, 2017) nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ở sông Sài Gòn và sông

Đồng Nai (Phạm Thanh Lưu, 2016) Mật độ tế bào cao nhất 6370 tế bào/cm2 và thấp

nhất tế bào/cm2lần lượt ở BT10 và BT7.Mật độ trung bình khuê tảo đáy ở mùa mưa

là 1914 tế bào/cm2, mùa khô là 1127 tế bào/cm2. Một số điểm có mật độ cao vào mùa

mưa gồm các điểm BT2, BT4, BT5, BT6, BT7, BT8, BT10. Một số ít điểm có mật độ cao vào mùa khô gồm BT1, BT3, BT11 [42,64].

Sinh khối tế bào trung bình khuê tảo đáy dao động từ khoảng 0,004 – 0,27

µg/cm2 vào mùa mưa và 0,001 – 0,25 µg/cm2 . Sinh khối khuê tảo đáy trung bình cao

hơn vào mùa mưa là 0,09 µg/cm2, mùa khô là 0,06 µg/cm2. Hầu hết các điểm có sinh

khối >0,001 µg/cm2) vào cả 2 mùa trừ điểm BT1.

Ghi nhận những điểm có mật độ và sinh khối khuê tảo cao bất thường là các điểm BT5, BT9, BT10. Sinh khối và mật độ thông thường tỉ lệ thuận với nhau nên đây là những điểm có mật độ cao ở cả hai mùa. Từ đó có thể dự đoán những điểm trên cùng nằm trong 1 khu vực có hiện tượng phú dưỡng cao. Khu vực có sinh khối và mật độ cao ở cả 2 mùa là BT5 đến BT10, nằm trong khu vực đô thị. Từ đó có thể dự đoán khu vực này có hiện tượng phú dưỡng cao. Nguyên nhân có thể do điểm BT5 (cầu Kiến Vàng, phường 7, TP. Bến Tre) là nơi dân cư sinh sống khá đông, hơn 100 hộ dân cơi nới lấn chiếm lòng rạch để xây nhà làm cho lương lượng dòng chảy giảm, rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm thủy vực. Trong quá trình khảo sát còn ghi nhận được một số hộ dân xây dựng hố xí, làm chuồng gia súc lộ thiên, trực tiếp xả chất thải xuống kênh nước. Điểm BT10 là cầu Bà Mụ, phường Phú Khương, thành phố Bến

Tre, rất gần khu chợ nhộn nhịp(chợ Cầu Bà Mụ) nên cũng gây tình trạng ô nhiễm do

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sinh khối và mật độ tế bào khuê tảo đáy ở thành phố Bến Tre (có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô, p<0,05)

Vào mùa mưa, quần xã khuê tảo đáy tại thành phố Bến Tre gồm 16 bộ, 24 họ và 69 loài. Trong đó, 21 loài chiếm tỉ lệ cao trong quần xã (>1%), đứng đầu là

Navicula cancellata (20,7 %), Nitzschia claussi (7,6%), Navicula plancentula

(6,6%).

Mùa khô, quần xã khuê tảo đáy gồm 15 bộ, 21 họ và 75 loài. Trong đó có 18 loài chiếm tỉ lệ cao trong quần xã (>1%), đứng đầu là Nitzschia claussi (29,7%),

Nitzschia sigma var. (9,8%), Nitzschia linearis (8,5%), Navicula placentula (5,9%) và Nitzschia intermedia (5,1%).

Chiếm ưu thế ở mùa mưa là các chi Nitzschia, NaviculaNeidium. Chiếm mưu thế ở mùa khô là các chi Navicula, Nitzschia, Pleurosigma Lyrella. Cả hai mùa đều có tỉ lệ chi NitzschiaNaviculacao ở hầu hết các điểm nghiên cứu, tương tự với nghiên cứu ở khu vực sông Sài Gòn (Phạm Thanh Lưu, 2018), sông Nhuệ đoạn chảy qua Khê Tang và Hồ Tây - Hà Nội (Dương Thị Thủy và Lê Thị Phương Quỳnh,

gặp ở hầu hết các thủy vực nước chảy giàu hữu cơ. Điều này có thể dự đoán rằng thủy vực ở thành phố Bến Tre có hiện tượng phú dưỡng [39,44,69].

Bảng 3.2 thể hiện thành phần loài chiếm ưu thế trong mỗi điểm thu mẫu trong cả hai mùa cũng cho thấy sự khác nhau giữa mùa mưa và mùa khô. Trong mùa mưa, các điểm có loài ưu thế thường là thuộc nhóm Nitzschiatrong khi mùa khô là những

nhóm có loài Navicula ưu thế lớn ở hầu hết các kênh mương thủy lợi. Tỉ lệ loài ưu thế ở hầu hết các điểm khá thấp dao động từ 12,6 đến 70,3% trong mùa mưa và từ 9,2 đến 42,3% vào mùa khô.

Thành phần loài khuê tảo đáy ở thành phố Bến Tre trong 2 mùa được biểu diễn ở hình 3.4. Trong mùa mưa, thành phần loài có sự khác biệt ở hai khu vực đô thị và ngoài đô thị: Chi Nitzschia, Cosconeischiếm tỉ lệ cao ở khu vực ngoài đô thị (điểm BT2, BT3), các điểm ở vùng đô thị chiếm tỉ lệ thấp hơn (trừ điểm BT5 và BT9), như vậy ở các điểm ngoài đô thị có sự ô nhiễm thấp hơn so với các điểm trong đô thị. Chi

NaviculaMelosira phân bố ở các điểm trong khu vực đô thị cao hơn ở khu vực

ngoài đô thị. Đặc biệt số lượng cá thể Cyclotella menenghiniana cao bất thường ở điểm BT1 có thể do nguyên nhân đây là vị trí bến phà Hàm Luông tuy đã giảm lưu lượng xe nhưng hiện tượng ô nhiễm vẫn còn do người dân vẫn xả rác (minh chứng là hàm lượng TSS cao 74 mg/l).

Bảng 3.2. Thành phần loài loài chiếm ưu thế trong mỗi điểm thu mẫu tại thủy vực thành phố Bến Tre.

Vị trí Loài ưu thế

Mùa mưa Mùa khô

BT1 Diatoma elongata Nitzschia clausii

BT2 Navicula cancellata Nitzschia clausii

BT3 Navicula cancellata Nitzschia linearis

BT5 Navicula cancellata Nitzschia clausii

BT6 Nitzschia clausii Nitzschia clausii

BT7 Nitzschia lorenziana Nitzschia sigma var

BT8 Nitzschia brevissima Nitzschia clausii

BT9 Navicula cancellata Nitzschia clausii

BT10 Navicula cancellata Nitzschia intermedia

BT11 Navicula cancellata Nitzschia sigma var

Trong mùa khô, chi Navicula, Diatoma, Surrirelaphân bố ở các điểm ngoài đô thị cao hơn so với các điểm đô thị. Ngược lại, các chi Fragilaria, Pinnularia,

Lyrella, Pleurosigma phân bố ở các điểm đô thị cao hơn so với các điểm ngoài đô

A. Mùa mưa

B. Mùa khô

Hình 3.4. Thành phần loài khuê tảo đáy ở thành phố Bến Tre trong 2 mùa.

Đô thị Ngoài đô thị

So sánh các chỉ số sinh học ở vùng đô thị và ngoài đô thị của thành phố Bến Tre được biểu diễn ở hình 3.5. Ghi nhận được ở cả hai mùa, các chỉ số BDI, H’, J’, D không có sự khác biệt ở 2 vùng đô thị và ngoài đô thị. Như vậy các chỉ số này không có tiềm năng sử dụng để đánh giá chất lượng nước ở hai vùng. Chỉ số TDI trong mùa mưa khu vực đô thị cao hơn ngoài đô thị, chứng tỏ hiện tượng phú dưỡng ở khu vực đô thị cao hơn. Ngược lại chỉ số TDI trong mùa khô khu vực ngoài đô thị cao hơn đô thị.

Mùa mưa

Mùa khô

Hình 3.5. So sánh các chỉ số sinh học ở vùng đô thị và ngoài đô thị của thành

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến Tre (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)