Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) và chỉ số ưu thế Simpson’s (D’) trong
mùa khô và mùa mưa được trình bày ở hình 3.6.
Chỉ số ưu thế phản ánh mức độ phát triển của loài ưu thế tại điểm khảo sát. Chỉ số D’ dao động từ 0,8 – 0,93 vào mùa mưa và từ 0,6 – 0,72 vào mùa khô. Trong mùa mưa, một số điểm có chỉ số ưu thế cao như BT7, BT8 ngược lại điểm như BT5 có chỉ số ưu thế thấp. Mùa khô, các điểm BT2, BT1, BT4, BT6, BT7, BT10, BT11 có chỉ số ưu thế cao và điểm có chỉ số ưu thế thấp là BT9. Chỉ số D’ mùa mưa cao hơn mùa khô, điều này cho thấy quần thể khuê tảo đáy trong mùa mưa thấp hơn mùa khô. Vì vào mùa mưa, các điểm thu mẫu nhận lưu lượng nước lớn từ thượng nguồn
chảy ra biển, chất hữu cơ hai bên bờ của thủy vực bị rửa trôi xuống theo mưa, làm
cho nước chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn.
Chỉ số H’ dao động từ 3,29 – 4,27 vào mùa mưa và từ 1,74 – 2,96 vào mùa khô. Trong mùa mưa, một số điểm có chỉ số đa dạng cao như BT4, BT6, BT7, BT10, ngược lại các điểm như BT2, BT3, BT9, BT11 có chỉ số đa dạng thấp. Mùa khô các điểm BT4, BT6, BT7, BT10 vẫn là các điểm có chỉ số đa dạng cao, các điểm có chỉ
số đa dạng có sự thay đổi nhẹ gồm BT2, BT3, BT5, BT9. Chỉ số H’ mùa mưa cao
hơn mùa khô, điều này cho thấy quần thể khuê tảo đáy trong mùa mưa cao hơn mùa khô. Các điểm BT4, BT6, BT7, BT10 đều có độ đa dạng cao ở hai mùa. Ngoài ra, giá
trị H’ càng cao cho thấy môi trường càng ít bị ô nhiễm. Ở nghiên cứu môi trường
nước ở sông Hàm Luông tỉnh Bến Tre (Trần Thị Hoàng Yến, 2017) cũng cho kết quả tương tự: H’ của mùa mưa cao hơn mùa khô (Anova, p=0.01). Dựa vào thang điểm Molvaer và cs (1997) cho thấy tính chất môi trường của tất cả các điểm của mùa khô từ ô nhiễm nhẹ đến chất lượng nước sạch. Cũng như mùa khô, chất lượng nước ở các điểm mùa mưa thuộc dạng nước bị ô nhiễm nhẹ đến nước sạch [46,70].
Hình 3.6. Chỉ số đa dạng Shannon –Weiner (H’) và chỉ số ưu thế (D’) ở các
điểm khảo sát trong 2 mùa.
Kết quả đánh giá chất lượng môi trường dựa vào các chỉ số H’, D, BDI, TDI,
chỉ số phú dưỡng (TSI) được trình bày ở bảng 3.3 và bảng 3.4. Nhìn chung chỉ số
BDI và TDI của khuê tảo đáy phân chất lượng nước ở thành phố Bến Tre thành 2 loại chính là trung bình và xấu. Đa số các điểm có chất lượng nước trung bình. Vào đợt khảo sát mùa mưa (tháng 9/2017), có 3 điểm trong số 4 điểm ngoài đô thị có chất lượng nước trung bình và 1 điểm chất lượng xấu. Trong 7 điểm nội thành có 2 điểm
chất lượng nước xấu và 4 điểm chất lượng trung bình.
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá các chỉ số TDI, BDI và phân loại chất lượng nước vào mùa mưa
Điểm khảo
sát
BDI TDI Hiện trạngphú dưỡng Phân loại Chất lượng
nước theo WQI
A B
BT2 8,3 52,00 Trung bình Phú dưỡng Xấu Tốt
BT3 10,3 54,00 Trung bình Phú dưỡng Trung bình Tốt
BT4 13,2 67,00 Phú dưỡng Phú dưỡng Tốt Trung bình
BT5 10,4 57,00 Trung bình Phú dưỡng Trung bình Tốt
BT6 11,8 66,00 Phú dưỡng Phú dưỡng Trung bình Tốt
BT7 12,5 62,00 Phú dưỡng Phú dưỡng Trung bình Tốt
BT8 7,1 59,00 Phú dưỡng Phú dưỡng Xấu Tốt
BT9 8,6 65,00 Phú dưỡng Phú dưỡng Xấu Xấu
BT10 9,1 59,00 Trung bình Phú dưỡng Trung bình Kém
BT11 11,6 63,54 Phú dưỡng Phú dưỡng Trung bình Trung bình
Vào mùa khô (tháng 4/2018) chỉ sốBDI của khuê tảo đáy phản ánh đa số các
điểm có chất lượng nước trung bình, tuy nhiên chỉ số TDI của khuê tảo đáy phản ánh đa số các điểm có chất lượng nước ở mức xấu. So sánh hiện trạng phú dưỡng ở 2 mùa thấy rằng đa số các điểm đều có tình trạng phú dưỡng ở mùa mưa, và chuyển dần thành siêu phú dưỡng trong mùa khô (4 trên 11 điểm khảo sát có hiện tượng siêu phú dưỡng) cả khu vực đô thị và ngoài đô thị. Chỉ có điểm BT4 có chuyển biến tích cực từ tình trạng phú dưỡng sang mức trung bình.
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá các chỉ số TDI, BDI và phân loại chất lượng nước vào mùa khô
Điểm khảo
sát
BDI TDI Hiện trạng phú dưỡng Phân loại Chất lượng
nước theo
WQI
A B
BT1 10,5 65,00 Phú dưỡng Phú dưỡng Xấu Rất tốt
BT2 10,3 74,08 Phú dưỡng Siêu phú dưỡng Xấu Tốt
BT3 11,4 75,14 Phú dưỡng Phú dưỡng Xấu Tốt
BT4 11,4 47,00 Trung bình Trung bình Trung bình Tốt
BT5 8,3 77,76 Phú dưỡng Siêu phú dưỡng Xấu Trung bình BT6 11,8 66,98 Phú dưỡng Phú dưỡng Xấu Tốt
BT7 10,5 67,50 Phú dưỡng Phú dưỡng Xấu Trung bình BT8 11,1 59,81 Trung bình Phú dưỡng Trung bình Tốt
BT9 10 73,57 Phú dưỡng Siêu phú dưỡng Xấu Kém
BT10 8,3 59,20 Trung bình Phú dưỡng Trung bình Trung bình
BT11 10,2 74,21 Phú dưỡng Siêu phú dưỡng Xấu Trung bình
So sánh giữa kết quả hiện trạng phú dưỡng và phân loại chất lượng nước từ các chỉ số của khuê tảo và WQI cho thấy rằng ở BT4, BT11 (mùa mưa) và BT10
(mùa khô) có kết quả tương đồng, BT1, BT2, BT3, BT5, BT6, BT7,BT8 (mùa mưa)
và BT1 –BT8, BT11 các chỉ số khuê tảo đánh giá đúng tình trạng phú dưỡng và nhạy
hơn về chất lượng môi trường vì chỉ số TDI phụ thuộc nhiều vào độ đục, kết quả này cho thấy môi trường nước thành phố Bến Tre có hàm lượng phù sa cao, độ đục cao cùng với sự xáo trộn mạnh, ngăn cản ánh sáng đi vào môi trường nước; sự hạn chế ánh sáng đi vào môi trường khiến cho khuê tảo đáy phát triển kém. Chỉ có 2 trường hợp đặc biệt ở BT9 (mùa mưa) và BT10 (mùa khô) có kết quả chất lượng nước phản ánh chính xác hơn, vì chỉ số WQI chịu ảnh hưởng nhiều của hàm lượng Oxy hòa tan, 2 điểm BT9 và BT10 có kết quả DO thấp nhất lần lượt ở mùa mưa và mùa khô. Mặt khác chỉ số khuê tảo và chỉ số phú dưỡng ít chịu ảnh hưởng của thông số này. Như vậy, các chỉ số khuê tảo và chỉ số phú dưỡng có ưu điểm lợi thế hơn khi phản ánh độ đục, chỉ số WQI có ưu điểm lợi thế hơn khi phản ánh hàm lượng Oxy hòa tan.