Việc phân tích, phân tách các dịch chiết của cây được thực hiện bằng phương pháp kết tinh và các phương pháp sắc ký khác nhau như: sắc ký lớp mỏng (TLC, dùng để khảo sát, điều chếlượng nhỏ), sắc ký cột thường (CC) với pha tĩnh là silica gel (Merck) và sephadex LH-20. Cặn chiết tiếp tục được phân lập bằng các cột sắc ký sử dụng các chất hấp phụkhác nhau như silica gel, Sephadex LH-20. Dung môi rửa giải chủ yếu dùng các hệ dung môi như n-hexan/CH2Cl2, n-hexan/EtOAc, n- hexan/axetone, CH2Cl2/MeOH,… với tỉ lệ thích hợp.
Sắc ký cột (Column chromatography - CC)
Sắc ký cột là phương pháp thường được sử dụng để phân tách các chất dựa vào độ phân cực của chúng hoặc tùy theo kích thước phân tử. Trong nghiên cứu này, việc phân lập các chất được thực hiện bằng sắc ký cột với chất mang là silica gel (hệ
dung môi rửa giải với độ phân cực tăng dần) hoặc Sephadex LH-20 (hệ dung môi MeOH/CH2Cl2 9/1).
Hình 2.2: Các bước tiến hành sắc ký cột
Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography - TLC)
Sắc ký lớp mỏng là phương pháp nghiên cứu hiệu quả để phân tích và xác định sốlượng các nhóm chất khác nhau có trong thành phần các dịch chiết thực vật hoặc các phân đoạn tách ra từ đó. Dựa trên nguyên tắc các chất khác nhau có độ phân cực khác nhau nên được tách ra ở những vịtrí khác nhau. Đây là phương pháp vi lượng, hiệu quả tách cao và thời gian thực hiện ngắn. Sắc ký lớp mỏng dùng để khảo sát thành phần và điều chếlượng nhỏ, được thực hiện trên bản mỏng đế nhôm tráng sẵn silica gel 60 F254 của hãng Merck có độ dày 0.25mm. Dung môi triển khai là 1 hoặc hỗn hợp một số dung môi thông dụng như: n-hexan,
diclometane, ethylacetate, acetone, methanol, ethanol… [45]
Hình 2.3: Các bước tiến hành sắc ký bản mỏng
2.3.4. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ các mẫu thực vật nghiên cứu
Độ quay cực được đo trên máy Jasco P-2000 của hãng Jasco-Mỹvà điểm nóng chảy được đo trên máy MEL TEMP 3.0 của hãng Thermo Scientific-Mỹ tại Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam).
Các phương pháp phổ như: phổ hồng ngoại (IR), phổ tử ngoại khả kiến (UV-vis), phổ khối va chạm electron (EI-MS) hoặc phổ khối phun bụi điện tử
(ESI-MS), phổ khối phân giải cao (HR-MS), phổ khối nhiều lần (MS/MS) và các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1H-NMR, 13C-NMR và DEPT) và hai chiều (HSQC, HMBC, COSY, NOESY) được sử dụng để nhận dạng và xác định cấu trúc hóa học của các chất được phân lập).
Phổ hồng ngoại được đo trên máy FTIR-Impact-410 bằng phương pháp viên nén KBr. Phổ khối lượng được đo bằng phương pháp ESI trên máy Agilent 1120. Phổ khối phân giải cao biến đổi Fourrier FT-ICR-MS được đo trên máy Variance 320-MS. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được ghi trên máy Bruker Avance 500 với TMS làm chất nội chuẩn. Các thiết bị trên thuộc Viện Hóa học- Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.
Phổ khối phân giải cao HR-MS được đo trên máy FT-ICR 910-MS được thực hiện tại Viện Hóa học các hợp chất tự nhiên- Cộng hòa Pháp.
Phổ hồng ngoại (Infrared - IR)
Phổ hồng ngoại cho phép nhận biết sự có mặt của các nhóm chức có trong phân tử hợp chất nghiên cứu, dựa vào cực đại hấp thụ đặc trưng của các nhóm chức đó.
Phổ khối lượng (Mass spectrometry - MS)
Khối phổ là một trong các phương pháp thường được sử dụng để xác định khối lượng phân tử của chất nghiên cứu dựa vào sự phát hiện ra ion phân tử [M]+, [M+H]+…, từ đó giúp xây dựng công thức phân tử.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
PhổNMR là phương pháp hiện đại trong việc phân tích cấu trúc các hợp chất hóa học, dựa trên nguyên tắc cộng hưởng của các hạt nhân của các nguyên tử khi được đặt trong một từ trường. Trong phổ NMR có hai thông số có đặc trưng liên quan đến cấu trúc hóa học của một phân tử là độ dịch chuyển hóa học δ và hằng số tương tác spin – spin J. Từ các dữ liệu phân tích các phổ 1D và 2D NMR cho phép xây dựng cấu trúc phân tử của mẫu đo [46].
Phổ proton 1H-NMR: Dựa vào độ chuyển dịch hoá học, diện tích pic cũng như tương tác spin giữa các hạt nhân từ với nhau mà người ta có thể xác định được cấu trúc hóa học của hợp chất. Dựa vào những đặc trưng của và tương tác J để có thể cung cấp các thông tin giúp xác định cấu trúc hóa học của hợp chất.
Phổ 13C-NMR: Phổ này cho tín hiệu vạch cacbon. Mỗi nguyên tử cacbon sẽ cộng hưởng ở một trường khác nhau và cho một tín hiệu phổ khác nhau. Thang đo cho phổ13C-NMR cũng được tính bằng ppm nhưng với dải thang đo rộng hơn so với phổ proton (từ 0 ppm đến 240 ppm). Ngoài ra phổ13C còn được ghi theo phương pháp DEPT
Phổ DEPT: Phổ này cho các tín hiệu phân loại các bậc cacbon khác nhau. Trên phổ DEPT 135 không cho tín hiệu của cacbon bậc 4, tín hiệu của CH và CH3 nằm về một phía, còn tín hiệu của CH2 nằm về phía đối diện. Trên phổ DEPT 90 chỉ có duy nhất tín hiệu phổ của CH. Kết hợp phổ13C-NMR và phổ DEPT sẽ cho ta biết chính xác số cacbon bậc 1, 2, 3, 4.
Phổ HSQC (Heteronuclear Single Quantum Coherence )
Phổ HSQC cho biết sự liên quan giữa các tín hiệu của 1H và 13C. Phổ HSQC cho biết thông tin về liên kết trực tiếp giữa proton và cacbon.
Phổ HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Correlation)
Đây là phổ thể hiện tương tác xa (2 liên kết và 3 liên kết) giữa cacbon và proton trong phân tử và nhờđó mà từng phần của phân tửcũng như toàn bộ phân tử được xác định. Phổ này đặc biệt thích hợp trong trường hợp phân tử chứa cacbon bậc bốn vì nó thể hiện mối liên quan của tín hiệu proton 1H ở một nguyên tử 13C với tín hiệu của 13C khác ở cách xa nó 2-3 liên kết thậm chí trong một số trường hợp là bốn liên kết.
Phổ COSY (Correlation spectroscopy)
Phổ COSY biểu diễn các tương tác giữa proton –proton. Các proton tương tác với nhau trong phổ COSY là các proton liên kết với cùng một cacbon hoặc với cacbon liền kề. Nhờ phổ này mà các phần của phân tử được xác định.
Phổ NOESY (Nuclear Overhauser Enhancement Spectroscopy)
Phổ NOESY biểu diễn các tương tác không gian của các proton không kể đến độ dài các liên kết mà chỉ tính đến khoảng cách không gian của chúng được phân bố trong phân tử (khoảng 4A0). Dựa vào kết quả phổ này có thể xác định cấu trúc không gian của phân tử.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được đo trên máy Bruker AM 500 FT-NMR Spectrometer, Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với TMS là chất chuẩn nội.
2.3.5. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro MTT assay
Nguyên lý của phương pháp
Hoạt tính gây độc tế bào được thực hiện dựa trên phương pháp nhuộm màu tế bào bằng thuốc thử tetrazolium (MTT) [47, 48]. Đây là phương pháp đánh giá khả năng sống sót của tế bào thông qua sự đổi màu của MTT. Ở tế bào sống, enzym trong ty thể chuyển hóa MTT thành MTT formazan có màu tím. Tế bào chết không có khả năng tạo formazan do đó không có màu.
Các dòng tế bào ung thư nghiên cứu được nuôi cấy trong các môi trường DMEM có bổ sung thêm 10% huyết thanh phôi bò (FBS) và các thành phần cần thiết khác ởđiều kiện tiêu chuẩn (5% CO2, 37oC, độẩm 98%, vô trùng tuyệt đối).
Tế bào ở nồng độ 3x104 được bổ sung thêm chất thửở các nồng độ khác nhau được nuôi ở đĩa 96 giếng, gọi là giếng test. Tế bào không bổ sung chất thử được gọi là giếng đối chứng (control). Giếng chỉ có môi trường được gọi là giếng trắng (blank). Chất tham khảo là Ellipticine.
Đĩa thí nghiệm được nuôi cấy trong 72h ở 37oC bổ sung 5% CO2. Sau 72 giờ, thêm 10μl dung dịch MTT và sau 2-4h thêm 70μl DMSO để hòa tan tinh thể formazan.
Kết quả thí nghiệm được xác định bằng giá trịOD được đo bằng máy quang phổ Microplate reader EPOCH2, BIOTEK ở bước sóng 540nm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Xử lý kết quả thực nghiệm
Giá trị IC50 được xác định thông qua giá trị phần trăm ức chế và phần mềm máy tính Raw data processing.
% ức chế=ODcontrol- ODblank x 100ODcontrol- ODtest
(Trong đó, HighConc/ LowConc: chất thửở nồng độ cao/chất thửở nồng độ thấp; HighInh%/ LowInh%: % ức chế ở nồng độ cao/ % ức chế ở nồng độ thấp ).
Kết quả thí nghiệm là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm ± độ lệch chuẩn (SD). 2.4. DỮ KIỆN PHỔ VÀ HẰNG SỐ VẬT LÝ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC Egonol (Hợp chất 1) Chất rắn màu trắng, ESI MS (-): m/z 327 [M+H]+; 1H-NMR và 13C-NMR được trình bày ở Bảng 2.1. Egonoic acid (Hợp chất 2)
Chất rắn màu trắng, ESI MS (+): m/z 363 [M+Na]+; 1H-NMR và 13C-NMR được trình bày ở Bảng 2.1.
(–)-Machicendiol (Hợp chất 3)
Chất rắn màu trắng, ESI MS (+): m/z 365 [M+Na]+; 1H-NMR và 13C-NMR được trình bày ở Bảng 2.1. Bảng 2.1: Dữ liệu phổ1H (125 MHz, CD3OD, δC ppm) và 13C-NMR (125 MHz, CD3OD, δC ppm của các hợp chất 1,2,3 TT 1 2 3 δH (J , Hz) δC δH (J , Hz) δC δH (J , Hz) δC 2 157.2 157.2 157.5 3 6.93 (s) 101.4 6.94 (s) 101.5 7.00 (s) 101.6 3a 132.5 132.4 132.2 4 6.98 (d, 1.5 Hz) 113.5 7.01 (d, 1.0 Hz) 113.4 7.16 (d, 1.0 Hz) 111.5 5 139.2 139.0 142.5 6 6.73 (d, 1.5 Hz) 108.9 6.78 (d, 1.0 Hz) 108.8 6.92 (d, 1.0 Hz) 106.1
7 146.1 146.1 146.4 7a 143.8 143.8 144.5 1' 126.2 126.2 126.1 2' 7.34 (d, 1.5 Hz) 106.1 7.34 (d, 2.0 Hz) 106.2 7.36 (d, 2.0 Hz) 106.2 3' 149.6 149.6 149.7 4' 149.5 149.5 149.6 5' 6.91 (d, 8.0 Hz) 109.6 6.92 (d, 8.0 Hz) 109.6 6.93 (d, 8.0 Hz) 109.6 6' 7.42 (dd, 1.5, 8.0 Hz) 120.0 7.42 (dd, 1.5, 8.0 Hz) 120.3 7.44 (dd, 1.5, 8.0 Hz) 120.1 1'' 2.76 (t, 7.5 Hz) 33.4 2.99 (t, 7.5 Hz) 33.5 4.88 (m) 72.8 2'' 1.92 (m) 35.9 2.58 (t, 7.5 Hz) 39.8 2.06 (m) 1.94 (m) 43.1 3'' 3.61 (t, 6.5 Hz) 62.3 179.8 3.72 (m) 3.64 (m) 60.2 OCH2O 6.01 (s) 102.7 6.01 (s) 102.7 6.03 (s) 102.8 7-OCH3 4.03 (s) 56.7 4.02 (s) 56.6 4.02 (s) 56.7 Styraxin ( hợp chất 4 )
Chất rắn màu trắng, đnc 247-249oC, ESI-MS (m/z): 393 [M+Na]+;Phổ 1H và 13C-NMR được trình bày ở Bảng 2.2.
Vladinol D ( hợp chất 5 )
Chất rắn màu trắng, ESI-MS (m/z): 397 [M+Na]+;Phổ1H và 13C-NMR được trình bày ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Dữ liệu phổ1H (125 MHz, CD3OD, δC ppm) và 13C-NMR (125 MHz, CD3OD, δC ppm của các hợp chất 4, 5 TT 4 5 δH (J , Hz) δC δH (J , Hz) δC 1 3.45 (dd, 3.5, 9.5 Hz) 53.2 130.1 2 5.33 (d, 4.0 Hz) 83.4 7.61 (d, 2.0 Hz) 112.5 3 149.2 4 4.31 (dd, 3.5, 9.5 Hz) 4.32 (dd, 7.0, 9.5 Hz) 72.7 153.5 5 3.20 (m) 49.9 6.91 (d, 9.0 Hz) 115.9 6 5.29 (d, 4.0 Hz) 84.5 7.63 (dd, 2.0, 9.0 Hz) 125.0 7 200.3 8 176.8 4.28 (m) 50.3 9 4.19 (m) 71.8 1' 132.3 133.6 2' 6.90 (d, 1.5 Hz) 108.2 7.08 (d, 2.0 Hz) 111.5 3' 148.0 149.1 4' 148.4 147.5 5' 6.76 (d, 8.0 Hz) 105.7 6.78 (d, 8.0 Hz) 116.0 6' 6.86 (dd, 1.5, 8.0 Hz) 118.0 6.87 (dd, 2.0, 8.0 Hz) 121.0 7' 4.66 (d, 9.0 Hz) 85.3 8' 2.72 (m) 54.6 9' 3.62 (dd, 5.5, 11.5 Hz) 3.67 (dd, 4.5, 11.5 Hz) 61.3 1'' 133.1 2'' 6.81 (d, 2.0 Hz) 108.5 3'' 146.8 4'' 145.4 5'' 6.98 (d, 7.5 Hz) 114.5 6'' 6.77 (dd, 2.0, 7.5 Hz) 119.0 OCH2O 5.97 (s) 101.5 3-OCH3 3.93 (s) 56.47 3'-OCH3 3.95 (s) 56.0 3.90 (s) 56.41
Ursolic acid ( hợp chất 6 ) Chất rắn màu trắng, đnc 286-287oC, ESI-MS (m/z): 457 [M+H]+; 1H-NMR (500 MHz, CDCl3+ CD3OD): δH (ppm) 0.70 (3H, s, CH3), 0.74 (3H, s, CH3), 0.78 (3H, d, J= 6,5 Hz, CH3), 0.83 (3H, d, J= 6,5 Hz, CH3); 0.85 (3H, s, CH3); 0.91 (3H, s, CH3); 1.01 (3H, s, CH3); 3.12 (1H, dd, J = 1,5; 11,0 Hz, H-3); 5.2 (1H, t, J =3,0 Hz, H-12). 13C-NMR (125 MHz, CDCl3+ CD3OD) δ(ppm): 38.7 (C-1); 26.8 (C-2); 78.8 (C-3); 39.4 (C-4); 55.2 (C-5); 18.2 (C-6); 33.0 (C-7); 38.6 (C-8); 47.5 (C-9); 36.8 (C-10); 23.2 (C-11); 125.4 (C-12); 138.1 (C-13); 42.0 (C-14); 28.0 (C-15); 24.2 (C-16); 47.8 (C-17); 52.7 (C-18); 39.0 (C-19); 38.8 (C-20); 30.6 (C-21); 36.9 (C-22); 15.5 (C-23); 23.5 (C-24); 15.3 (C-25); 16.9 (C-26); 28.1 (C-27); 180.5 (C- 28); 16.9 (C-29); 21.0 (C-30).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC LÁ CÂY BỒ ĐỀ TRUNG BỘ (STYRAX ANNAMENSIS GUILL.) ĐỀ TRUNG BỘ (STYRAX ANNAMENSIS GUILL.)
Từ cặn chiết EtOAC lá cây Bồđề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.) sử dụng các phương pháp sắc ký như sắc ký bản mỏng TLC, sắc ký cột silica gel, sephadex... và các phương pháp phổ hiện đại như MS, NMR 1 chiều và 2 chiều... đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của sáu hợp chất, cụ thể như sau:
3.1.1. Egonol (Hợp chất 1)
Hợp chất 1 được phân lập dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc 117-118oC. Phổ khối ESI-MS cho pic giả ion phân tử [M+H]+ tại m/z 327 cùng với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C cho phép xác định công thức phân tử của chất là C19H18O5.
Hình 3.1: Phổ ESI-MS của chất 1
Phổ1H-NMR của chất 1 cho tín hiệu cộng hưởng của ba nhóm proton vòng thơm bao gồm H-3 (δH 6.93, s), H-4 (δH 6.98, d, 1.5 Hz) và H-6 (δH 6.73, d, 1.5 Hz) cùng với ba proton đặc trưng cho hệ ABX [H-2' (δH 7.34, d, 1.5 Hz), H-6' (δH
7.42, dd, 1.5, 8.0 Hz) và H-5' (δH 6.91, 8.0 Hz)]. Ngoài ra, phổ1H còn cho thấy tín hiệu cộng hưởng của một nhóm methylene liên kết với oxy (δH 6.01) đặc trưng
cho nhóm 3',4'-methylenedioxyphenyl; ba nhóm methylene aliphatic ở phần hydroxypropyl [H-1'' (δH 2.76, t, 7.5 Hz), H-2'' (δH 1.92, m) và H-3'' (δH 3.61, t, 6.5 Hz)]; và proton của một nhóm methoxy 7-OCH3 (δH 4.03, s).
Hình 3.2: Phổ1H-NMR của hợp chất 1
Phổ 13C-NMR của hợp chất 1 cho phép xác định sự có mặt của 19 nguyên tử cacbon trong phân tử bao gồm: sáu nhóm methine vòng thơm (=C-), bốn nhóm methylene (CH2), tám cacbon bậc 4 và một cacbon methoxy (δC 56.7).
Dựa vào cơ sở các dữ liệu phổ (1H và 13C-NMR) trên đây, gợi ý đến cấu trúc khung benzofurane cho hợp chất 1. Cấu trúc của 1 được khẳng định nhờ phân
tích dữ liệu phổ HMBC.
Hình 3.4: Phổ HMBC của hợp chất 1
Trên phổ HMBC, tương tác xa giữa proton của nhóm methylene CH2-3 (δH
6.93) với C-2 (δC 157.2)/C-3a (δC 132.5)/ C-7a (δC 143.8), tương tác giữa proton của nhóm methine CH-4 (δH 6.98) với C-3 (δC 101.4)/ C6 (δC 108.9)/ C-7a (δC
143.8) cho phép thiết lập nên khung benzofurane. Tương tác HMBC giữa proton thuộc nhóm methylene liên kết với oxy OCH2O (δH 6.01) với C-3′ (δC 149.6), C- 4′ (δC 149.5), giữa proton thuộc nhóm methine CH-2′ (δH 7.34) với C-3′( δC 149.6), giữa proton của nhóm methine H-5′ (δH 6.91) với C-4′ (δC 149.5), giữa proton của nhóm methine H-6′(δH 7.42) với C-2′(δC 106.1)/C-4′ (δC 149.5) cho phép xác định sự có mặt của nhóm 3′,4′-methylenedioxyphenyl. Cuối cùng, tương tác HMBC giữa proton của nhóm methine H-2′ (δH 7.34) và H-6′ (δH 7.42) với C-2 (δC 101.4) cho phép xác định vòng phenyl gắn với khung benzofurane ở vị trí C-2. Tương tác xa HMBC giữa proton của nhóm methyl gắn với oxy OCH3-7 (δH 4.03) với C-7 (δC 146.1) cho phép xác định vị trí của nhóm methoxy tại C-7. Cuối cùng, tương tác xa giữa proton của nhóm methylene CH2-2′′ (δH 1.92) với C-1′′ (δC
33.4)/ C-3′′ (δC 62.3), giữa proton H-3′′ (δH 3.61) với C-1′′ (δC 33.4) và giữa proton H-1′′ (δH 2.76) với C-4 (δC 113.5)/C-5 (δC 139.2)/ C-6 (δC 108.9) cho phép
xác định sự có mặt của chuỗi hydroxypropyl tại C-5. Như vậy, bằng cách phân tích các dữ liệu phổ trên đây và so sánh với tài liệu tham khảo [49, 50] cho phép kết luận hợp chất 1 là egonol. Egonol được biết đến là một hợp chất benzofurane có mặt phổ biến trong chi Bồ đề Styrax, đã được nhiều tài liệu công bố có hoạt tính sinh học lý thú như chống ung thư, chống oxy hóa, kháng viêm… [51, 52]
Hình 3.5: Tương tác HMBC của hợp chất 1 3.1.2. Egonoic acid (Hợp chất 2)
Hợp chất 2 được phân lập dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối va chạm electron ESI=MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 363 [M+Na]+ cùng với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C-NMR cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất 2 là C19H16O6.
Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 2 xuất hiện các tín hiệu của ba nhóm proton vòng thơm bao gồm H-3 (δH 6.94, s), H-4 (δH 7.01, d, 1.0 Hz) và H-6 (δH
6.78, d, 1.0 Hz) cùng với ba proton đặc trưng cho hệ ABX [H-2' (δH 7.34, d, 2.0 Hz), H-6' (δH 7.42, dd, 1.5, 8.0 Hz) và H-5' (δH 6.92, 8.0 Hz)]. Ngoài ra, phổ1H còn cho thấy tín hiệu cộng hưởng của một nhóm methylene liên kết với oxy (δH
6.01) đặc trưng cho nhóm 3',4'-methylenedioxyphenyl; hai nhóm methylene aliphatic ở phần hydroxypropyl [H-1'' (δH 2.99, t, 7.5 Hz), H-2'' (δH 2.58, t, 7.5 Hz); và proton của một nhóm methoxy 7-OCH3 (δH 4.02, s).
Hình 3.7: Phổ 1H-NMR của hợp chất 2
Phổ13C-NMR của hợp chất 2 cho phép xác định sự có mặt của 19 nguyên tử cacbon trong phân tử bao gồm: sáu nhóm methine vòng thơm (=C-), ba nhóm methylene (CH2), chín cacbon bậc 4 và một cacbon methoxy (δC 56.7).
Khi so sánh phổ1H và 13C- NMR của hợp chất 1 và 2 thì thấy chúng tương tự nhau, chỉ có sự khác nhau là nhóm hydroxy ở vị trí C-3” (δH 3.61; (δC 62.3) của chất 1 được thay bằng nhóm carboxy -COOH (δC 179.8) của chất 2. Như vậy, từ việc phân tích các dữ liệu phổ MS, NMR kết hợp với công trình đã công bố [53] cho thấy hợp chất 2 là Egonoic acid.
Hình 3.9: Cấu trúc hóa học của hợp chất 2
3.1.3 Manchicendiol (Hợp chất 3)
Hợp chất 3 được phân lập dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối va chạm electron ESI=MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 365 [M+Na]+ cùng với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C-NMR cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất 3 là C19H18O6.
Hình 3.11: Phổ1H-NMR của hợp chất 3
Hình 3.12: Phổ13C-NMR của hợp chất 3
Phổ 1H và 13C- NMR của hợp chất 3 tương tự như của hợp chất 1, chỉ có