Các đặc trưng cơ bản của vật liệu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu nano vô cơ hiệu năng cao định hướng ứng dụng trong xử lý nước (Trang 94 - 97)

3.2.2.1. Đặc trưng XRD

Hình 3.22 (PL 6) là giản đồ XRD của bentonite ban đầu, oxit phức hợp (Fe- Mn)/bentonite chứa 9,55% bentonite (kí hiệu FMB) và vật liệu composite nZVI/oxit phức hợp (Fe-Mn)/bentonite (IFMB).

Hình 3.22. Giản đồ XRD của bentonite, FMB và IFMB

Trên giản đồ XRD của bentonite, các vạch M, Q và C đặc trưng cho MMT (là thành phần chính của bentonite), và các tạp chất quartz (thạch anh-SiO2) và calcite (CaCO3) tương ứng.

Giản đồ XRD của mẫu IFMB xuất hiện các vạch rất sắc nét đặc trưng cho sắt hóa trị không (ZVI) tại 2θ = 44,7o và 64,9o. Đặc biệt, trên giản đồ XRD không xuất

hiện vạch nhiễu xạđặc trưng của oxit sắt chứng tỏ nZVI không (hoặc ít) bị oxy hóa. Như vậy, khi nằm trong composite, nZVI đã được bảo vệ khỏi quá trình oxi hóa thành các oxit.

Giản đồ XRD của mẫu FMB cũng không xuất hiện các vạch đặc trưng cho các oxit của Mn và Fe. Như vậy, oxit phức hợp Fe-Mn trong hai vật liệu này đều ở trạng thái vô định hình. Hơn nữa, việc không phát hiện các vạch đặc trưng cho bentonite có thểlà do bentonite đã được tách lớp, hoặc do hàm lượng nhỏ của chúng trong mẫu (hai mẫu cùng chứa 9,55% bentonite).

3.2.2.2. Đặc trưng SEM

Hình 3.23 là ảnh SEM của bentonite đã tách lớp, mẫu FMB và mẫu IFMB. Có thể thấy oxit phức hợp hình thành dưới dạng một lớp xốp phủ trên bề mặt bentonite. Ở vật liệu IFMB, quan sát thấy rõ các hạt nano Fe0gần như hình cầu, biên hạt rõ nét, kích thước rất nhỏ và tương đối đồng đều, khoảng dưới 10 nm.

Hình 3.23. Ảnh SEM của bentonite tách lớp (a), vật liệu FMB (b) và IFMB (c và d)

3.2.2.3. Diện tích bề mặt

Từ kết quả đo đẳng nhiệt hấp phụ nitơ (PL 7), đã xác định được diện tích bề

a b

mặt riêng theo phương pháp BET của các mẫu bentonite, FMB và IFMB (Bảng 3.17). Bảng 3.17. Diện tích bề mặt riêng của bentonite, FMB và IFMB

Thông số Bentonite FMB IFMB

Diện tích bề mặt riêng (m2/g) 23,66 283,45 218,37

Diện tích bề mặt riêng của cả hai vật liệu FMB và IFMB đều tương đối cao, chủ yếu do sự đóng góp của oxit phức hợp Fe-Mn. Do cấu trúc xốp vô định hình, FMB có diện tích bề mặt riêng cao và đã được khẳng định trong nhiều công trình đã công bố[62, 63]. Trong khi đó, nZVI có diện tích bề mặt riêng thấp hơn nhiều, thường chỉdưới 100 m2/g [101]. Trong IFMB, một phần oxit phức hợp Fe-Mn (16,97% KL) được thay thế bằng nZVI nên diện tích bề mặt riêng đã giảm từ 283,45 m2/g xuống 218,37 m2/g. Mặt khác, khi tạo thành IFMB, một phần các hạt nZVI kích thước rất nhỏ có thểđã đi vào cấu trúc mao quản của FMB, cũng góp phần làm cho diện tích bề mặt bị giảm đi.

3.2.2.4. Kết quả phân tích EDX

Kết quả phân tích EDX của mẫu IFMB (Bảng 3.18, PL 8) cho thấy % khối lượngcác nguyên tố tại các vị trí khác nhau trong mẫu là không thay đổi nhiều, chứng tỏ sự phân bốtương đối đồng đều của chúng trên bề mặt vật liệu.

Bảng 3.18. Kết quả phân tích EDX của mẫu IFMB

Vị trí đo EDX

Nguyên tố (% khối lượng) Tổng

(%) O Al Si Mn Fe C Vị trí 1 30,38 0,78 1,87 12,43 44,27 10,27 100 Vị trí 2 27,16 0,23 0,41 11,55 44,24 13,76 100 Vị trí 3 29,79 0,99 3,36 11,03 44,62 10,21 100 Trung bình 32,11 0,67 1,88 11,67 44,37 32,11 100

3.2.2.5. Điểm điện tích không PZC của vật liệu

Từ kết quả thí nghiệm xác định PZC của IFMB, xây dựng được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của pH vào pHi (Hình 3.24). Dựa vào đồ thị này, xác định được giá trị PZC = 6,76.

Hình 3.24. Đồ thị sự phụ thuộc của pH vào pH khi xác định PZC của IFMB

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu nano vô cơ hiệu năng cao định hướng ứng dụng trong xử lý nước (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)