Thanh tra, giám sát ngân hàng và lĩnh vực tài chính tiền tệ một cách có hiệu quả :

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (Trang 29 - 30)

: Trái phiếu bán lẻ kì hạn 2 năm Trái phiếu đấu thầu kì hạn 1 năm

3.1.5. Thanh tra, giám sát ngân hàng và lĩnh vực tài chính tiền tệ một cách có hiệu quả :

một cách có hiệu quả :

“ Thanh tra ngân hàng có hiệu quả “ là một cụm từ quốc tê hóa, từ ý tưởng của Ủy ban BASLE khi nêu lên 25 nguyên tắc tổ chức và hoat động của thanh tra ngân hàng. Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng mà không một quốc gia nào xem nhẹ. Đối với Việt Nam, thanh tra giám sát ngân hàng và lĩnh vực tài chính tiền tệ là mặt trọng tâm, cơ bản trong quản lý nhà nước, là chìa khóa đảm bảo an ninh tài chính trong phát triển. Đồng thời là công cụ quan trọng ngăn chặn tham nhũng, vi phạm trật tự kỉ cương tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Xây dựng một hệ thống thanh tra đủ khả năng thích ứng, đủ mạnh để giữ cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững là một công việc vô cùng cấp bách của các thế hệ hiện tại và cả trong tương lai .

Trước mắt, cần tăng cường quyền hạn thanh tra, giám sát lớn hơn cho NHTW. Nghiên cứu chính sách chung để chỉ đạo toàn bộ hệ thống thanh tra, tập trung về một đầu mối, tránh phân tán, chồng chéo. Đổi mới phương pháp thanh tra hợp lý hơn là từ trên xuống dưới.

Về lâu dài, cùng với việc kiện toàn công tác kế toán, kiểm toán, công khai hóa, tạo dựng cơ sở dữ liệu, thông tin cần phải tách toàn bộ công tác quản lý giám sát nhà nước ra khỏi NHTW. Xây dựng hệ thống giám sát tập trung có quy chế độc lập cao, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của Chính Phủ, Bộ Tài Chính, Hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cần phải tập trung vào vấn đề con người. Bởi lẽ, thanh tra viên chính là yếu tố quan trọng của thành công và hiệu quả. Ở các nước, thanh tra ngân hàng là một nghề nghiệp được xã hội

kính trọng, đông thời thu nhập của họ cũng tương đương với cấp phó tổng giám đốc một NHTM. Có như vậy thì cán bộ thanh tra ngân hàng mới có thể yên tâm với nghề nghiệp của mình. Hơn nữa, những thanh tra viên phải là người có trình độ tương xứng với vị trí của mình. Như ở Malaisia, các cấp thanh tra viên được mở rộng bằng nhiều nấc thang, bao gồm từ cấp 1 (PBV) cho đến cấp 5 (PBES). Điều đó tạo điều kiện cho thanh tra viên liên tục học tập không ngừng nâng cao trình độ của mình trong suốt cuộc đời. Như vậy, cách thức của các nước đã làm là những bài học quý cho chúng ta. Chúng ta cần có những định hướng đúng ngay từ trong ngắn hạn để trong dài hạn chúng ta sẽ không gặp phải những lúng túng trong cơ cấu tổ chức hệ thống, trong đào tạo và bố trí cán bộ, trong chuẩn hóa các tiêu chuẩn, trong chính sách đãi ngộ thanh tra viên và trong việc giữ lại những cán bộ giỏi, cán bộ tâm huyết với nghề nghiệp thanh tra ngân hàng .

Đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống thanh tra ngân hàng hiệu quả lại có liên quan đến hàng loạt những khâu quan trọng khác. Trong đó, nổi lên là vấn đề chi phí để xây dựng hệ thống. Cần phải thấy được rằng, chi phí đó là rất lớn, không phải chỉ ở nước ta mà các nước khác cũng vậy. Nhưng dù có lớn thì chúng ta cũng phải làm ngay. Bởi lẽ, theo một tài liệu của Ủy ban BASLE đã tổng kết rằng : “ Thanh tra ngân hàng muốn có hiệu quả thì rất tốn kém, nhưng nếu thanh tra ngân hàng yếu kém thì càng tốn nhiều hơn. Nếu chi cho thanh tra ngân hàng hàng triệu, hàng chục triệu, thì chi cho các vấn đề của hệ thống tài chính gây ra bởi thiếu sự thanh tra giám sát có hiệu quả thì có thể lên tới hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn triệu “ .

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w