: Trái phiếu bán lẻ kì hạn 2 năm Trái phiếu đấu thầu kì hạn 1 năm
3.2.2. Hướng tới thị trường mở, tự do hóa lãi suất Xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai :
triển tất yếu trong tương lai :
Trong vài ba thập kỉ qua, Chính Phủ các nước đang phát triển chẳng hạn như Việt Nam đã thực hiện việc kiểm soát hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ và coi sự kiểm soát đó như là một công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của họ. Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều tin rằng nếu
không có sự can thiệp của Chính Phủ thì hệ thống ngân hàng tài chính sẽ không thể trở thành một đối tác hợp tác trong nỗ lực phát triển. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Khi nền kinh tế của các nước phát triển ổn định với các thị trường tài chính tương đối phát triển thì nên để cho các lực lượng thị trường tác động lên các vấn đề tài chính tiền tệ. Ở những nước không đáp ứng được những điều này thì mới cần thiết có sự can thiệp kiểm soát của Chính Phủ. Việc kiểm soát này sẽ cản trở sự phát triển tài chính, trừ khi nó đủ linh hoạt để tính đến tác động của lạm phát và các sức ép của thị trường.
Trong thập kỷ qua, nhiều nước đang phát triển đã có những bước tiến tới tự do hóa tài chính. Khoảng 12 nước đã tự do hóa hoàn toàn lãi suất, ở nhiều nước khác, lãi suất được quản lý linh hoạt hơn so với trước đây. Nhiều nước đã cắt giảm chương trình tín dụng chỉ định của mình, một số nước đã xóa bỏ hoàn toàn chương trình này. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được khuyến khich tăng cao bằng cách cơ cấu lai hệ thông ngân hàng một cách rộng rãi. Ở một số quốc gia Châu Au, tự do hóa tài chính tương đối toàn diện trong khi ở một số quốc gia khác tại Châu Mỹ La Tinh như Achentina, Uruguay... sau khi thực hiện tự do hóa tài chính đã không kiểm soát nổi, và đành phải kết thúc quá trình tự do hóa đó. Chẳng hạn như tại Achentina, Chính Phủ Achentina đã phải tái thiết lập việc kiểm soát, Tại Uruguay thì hiện tượng các ngân hàng bị phá sản lan rộng và Chính Phủ buộc phải khôi phục lại hinh thức tín dụng chỉ định, kiểm soát tỷ lệ lãi suất. Còn ở Châu Á, nơi điều kiện kinh tế Vĩ Mô ổn định hơn và công cuộc cải cách được triển khai từ từ hơn thì không cần áp dụng lại chế độ kiểm soát.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ Việt Nam phải hội nhập với quỹ đạo vận động của tài chính, tiền tệ quốc tế là một tất yếu. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam và xu hướng phát triển trong
tương lai ( Xem phụ lục : “ Kinh tế Việt Nam tầm nhìn 2020 “ ) có thể phân quá trình hội nhập tài chính tiền tệ Việt Nam ra thành 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 ( Từ năm 1996 đến 2005 ) : Xây dựng nền tảng cơ sở cho chiến lược hội nhập và hội nhập bước đầu vào khu vực AFTA/ASEAN.
Giai đoạn 2 ( Từ năm 2006 đến 2010 ) : Hội nhập toàn diện với ASEAN và bước đầu với tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) .
Giai đoạn 3 ( Từ năm 2010 đến 2020 ) : Hôi nhập và mở cửa hoàn toàn với thị trường thế giới .
Như vậy, đây là một chiến lược mang tính tất yếu trong dài hạn, không những có nhiều khó khăn mà còn nhiều rủi ro, mạo hiểm, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng. Bên cạnh đó còn cần phải được tiến hành song song với những cải cách kinh tế Vĩ Mô. Kinh nghiệm cho thấy rằng những nước cố gắng tự do hóa tài chính tiền tệ trước khi thực hiện những cải cách khác sẽ để lại nhiều hậu quả. Và do đó, trọng trách đặt trên vai NHTW là rất rất lớn. NHTW với CSTT và các công cụ quản lý Vĩ Mô khác trong tay phải giải quyết một loạt các vấn đề như : +). Nới lỏng và tự do hóa lãi suất .
+). Cân bằng thu chi NSNN .
+). Quàn lý ngoại tệ và các thủ tục thành lập tổ chức tài chính tín dụng .
+). Các chế độ hạn chế trong kinh doanh tài chính, vay vốn, sử dụng lao dộng, đất đai, và các ưu đãi về thuế thiếu bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế .
+). Tăng cường sức cạnh tranh của các tổ chức tài chính, tiền tệ, hoạt động trong khuôn khổ pháp lý bình đẳng, phù hợp với cơ chế thị trường .
+). Nhanh chóng thiết lập thể chế giám sát tài chính đối với hoạt động của nền kinh tế xã hội nhằm phát hiện, ngăn chặn và phòng ngừa các rủi ro, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia .
+). Chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp cắt giảm thuế quan và nới lỏng hàng rào phi thuế quan .
+). Đề ra các giải pháp thu hút vốn cho chiến lược CNH- HĐH đất nước .
Chính vi thế, vấn đề hoàn thiện NHTW là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có hoàn thiện NHTW, chúng ta mới giả quyết thành công chiến lược đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thê giới và trở thành một nước công nghiệp phát triển .