6. Bố cục tiểu luận
3.1. Giải pháp chung
Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Phương pháp dạy học ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Phương pháp là cách thức, là con đường hoạt động của thầy giúp trò nắm vững những kiến thức, kĩ năng. Những phương pháp được sử dụng phải thể hiện rõ hai tính chất cơ bản: Phát huy tính tích cực tự giác độc lập của trò trong quá trình học tập; giảng dạy và học tập gắn liền với thực tế đời sống xã hội, học phải đi đôi với hành.
Âm nhạc là một bộ môn đặc thù, rất khó cho giáo viên khi đứng trước đối tượng sinh viên không đồng đều về năng khiếu, các năng lực hoạt động âm nhạc. Để giáo dục âm nhạc một cách hiệu quả, giáo viên cần có những phương pháp dạy học phù hợp. Điều cơ bản nhất là giáo viên phải làm cho sinh viên biết yêu nghệ thuật âm nhạc. Muốn vậy, trong các bài giảng, giáo viên cần mở rộng hiểu biết thức tế âm nhạc, kiến thức không gò bó, ứng dụng nhiều. Các ví dụ bài học cần thiết thực hơn trong đời sống tinh thần của các bạn sinh viên. Hoạt động dạy học phải hướng tới sự đáp ứng nhu cầu của sinh viên, thúc đẩy và định hướng nhu cầu đó.
Trong quá trình dạy học, giáo viên định hướng cho sinh viên có cách học tích cực, độc lập sáng tạo, phát triển trí tuệ tư duy logic, tạo điều kiện cho sinh viên giải quyết những vấn đề trong việc tiếp thu kiến thức âm nhạc và ứng dụng vào các hoạt động âm nhạc khác. Giáo viên cần rèn luyện cho sinh viên kĩ năng làm việc độc lập, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, nắm được kiến thức một cách sâu sắc và có ý thức, làm chủ quá trình đào tạo của mình
Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại phù hợp giúp các các bạn sinh viên cảm thụ âm nhạc tốt hơn. Các hình thức tổ chức dạy học, giáo viên cần thay đổi linh hoạt, khi học tập cá nhân, khi trao đổi nhóm, khi làm việc tập thể cả lớp, tránh đơn điệu như hiện nay.
Cải tiến chương trình giảng dạy. Đưa thêm phần lịch sử âm nhạc thường thức vào giảng dạy để nâng cao tri thức âm nhạc cho sinh viên. Ngoài ra, giáo viên nên đưa thêm những tác phẩm có tính nghệ thuật cao ở các thể loại: ca khúc Việt Nam, dân ca, âm nhạc cổ điển vào bài giảng để mở rộng thêm kiến thức cho sinh viên.
Phát triển hoạt động ngoại khóa biểu diễn là một sân chơi bổ ích giúp sinh viên hiểu biết thêm về kiến thức xã hội, củng cố kiến thức âm nhạc đã được tiếp thu, rèn luyện kĩ năng, năng lực hoạt động âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo viên tổ chức cho sinh viên xem biểu diễn, giao lưu với các nhạc sỹ, nghệ sỹ, nghệ nhân biểu diễn, hoặc tổ chức các cuộc thi do sinh viên biểu diễn với các hình thức như: Cuộc thi tài năng nhạc cụ, cuộc thi giọng hát hay, cuộc thi dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp, cuộc thi tài năng của sinh viên thanh lịch...
Tổ chức các chuyên đề văn hóa âm nhạc. Trên nhiều góc độ, các chuyên đề sẽ dần dần mở mang tri thức âm nhạc cho sinh viên, giúp sinh viên có thêm kênh thông tin về văn hóa âm nhạc. Các chuyên đề âm nhạc cần thiết cho sinh viên như: “Âm nhạc với đời sống của chúng ta”; “Dân ca Việt Nam”; “Nhạc nhẹ với sinh viên”; “Âm nhạc cổ điển”...
Tổ chức câu lạc bộ âm nhạc. Đây là một thiết chế văn hóa sinh động, là sân chơi bổ ích cho sinh viên, giúp các bạn sinh viên tận dụng thời gian rảnh rỗi giao lưu với bạn bè, mở rộng tri thức âm nhạc, rèn luyện kĩ năng âm nhạc, trên tinh thần tự nguyện...
Tổ chức giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của thế giới, của Việt Nam, kết hợp tổ chức diễn đàn bình luận trong sinh viên. Hình thức này sẽ làm phong phú kiến thức âm nhạc của sinh viên, đồng thời mở rộng không gian hiểu biết về nghệ thuật âm nhạc, giúp sinh viên nâng cao nhận thức những giá trị của cuộc sống.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá âm nhạc lành mạnh trên các phương tiện thông tin của nhà trường. Dành một thời gian thích đáng cho các chương trình âm nhạc trên đài phát thanh. Chương trình phát thanh những
bài hát dân ca nhạc cổ truyền, các bài hát truyền thống cách mạng. Bên cạnh đó, việc thành lập trang web về văn hóa có nội dung liên quan đến âm nhạc cũng là phương tiện rất thuận lợi để sinh viên có thể tham gia diễn đàn âm nhạc trên các phương tiện cá nhân của mình.