Đường cong độ bão hòa nước được tính theo hàm J là phương pháp độc lập không sử dụng đường cong điện trở suất, việc kết hợp các thông số ĐVLGK và các thông số của chất lưu.
Phương pháp này đầu tiên được công bố bởi Leverett vào năm 1941 với hàm J như sau: J(Sw) = 0.2166∗Pc √ Ka (3.45) σcosθФ Trong đó
Pc áp suất mao dẫn (psi) θ góc dính ướt
σ sức căng mặt ngoài Ka: độ thấm tuyệt đối (mD) Ф: Độ rỗng đất đá (fraction)
Dựa trên các thí nghiệm thì Leverett đã xây dựng được độ bão hòa nước quan hệ với hàm J bằng một hàm số mũ
Sw = a + c (3.46)
Jb
Hàm J được tính toán dựa trên đo đạc của mẫu lõi (core plug) sau đó được chuyển về điều kiện vỉa chứa và biểu diễn cùng cặp với độ bão hòa nước. Với tổ hợp mẫu có đặc trưng rỗng thấm tương tự nhau sẽ được xếp vào cùng một nhóm và sau đó phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất để xác định các hệ số a, b, c. Trong phân tích độ bão hòa nước theo hàm J thì có ba yếu tố chính sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả tính toán là độ rỗng, độ thấm và chiều cao cột dầu- hay ranh giới dầu nước. Do vậy để giảm thiểu tính không chắc chắn và rủi ro thì việc phân nhóm hàm J là cần thiết để có kết quả độ bão hòa tin cậy.
Trong một số trường hợp số liệu đo Pc bị nhiều nhiễu hoặc độ thấm của số liệu mẫu lõi có sự biến đổi rộng, biến thể của hàm J được phát triển với ảnh hưởng của hệ số xi măng (m) như sau:
J(Sw) = 0.2166∗Pc
√ Ka
(3.47)
σcosθФm
Trong đó: m là hệ số xi măng được xác định dựa trên quan hệ mẫu lõi giữa hệ số điện trở và độ rỗng. Các biến thể tính toán độ bão hòa nước dựa trên hàm J biến đổi được thể hiện như sau:
Sw = a + b (3.48) J−λ Hàm Hyperbola Sw = a + c (3.49) J−b Hàm Exponential Sw = a ∗ eb∗J + c (3.50) Trong đó a, b, λ và c là các hệ số