Chiều cao cột dầu được dự đoán thông qua các tài liệu địa vật lý giếng khoan, các phương pháp địa vật lý thông thường chỉ có khả năng phát hiện được các ranh giới dầu nước tại vị trí của giếng đi qua. Hiện nay hầu hết các tài liệu áp suất điểm có độ phân giải và độ chính xác cao để xác định những thay đổi đủ nhỏ trong vỉa chứa để xác định ranh giới áp suất hay ranh giới dầu nước (OWC)/(GOC)/(GWC). Phương pháp phân tích áp suất truyền thống dựa trên thay đổi của áp suất gây ra bởi mật độ của chất lưu và điều này sẽ khó phát hiện được ranh giới chất lưu. Excess Pressure (Áp suất dư) là hiệu áp suất tại điểm đo đạc trừ đi áp suất cột chất lưu tính từ mặt chuẩn. Khái niệm này được ứng dụng vào phân tích áp suất để có thể nhận biết các thay đổi nhỏ của áp suất gây ra bởi sự biến thiên mật độ và các ranh giới áp suất. Với mật độ của chất lưu
thay đổi nhỏ hơn 0.02 g/cm3 cũng có thể được phát hiện, cũng như sự biến đổi nhỏ áp
suất ở ranh giới khoảng 0.7psi cũng có thể được phát hiện. Sử dụng các tài liệu đo áp suất có chất lượng tốt, các hiệu ứng gây ra do áp suất từ dịch chuyển mao dẫn (capillary-displacement pressure) tại vỉa chứa có thể được phát hiện bởi khoảng cách giữa ranh giới nước tự do (FWL) và ranh giới dầu nước OWC. Hiệu ứng trên có thể được sử dụng nhằm đánh giá tính dính ướt của vỉa chứa. Các đánh giá về mật độ chất lưu dựa trên áp suất thành hệ có thể giúp đánh giá chất lượng dầu và khí trên quy mô vỉa chứa đối với bẫy chứa cả dầu và khí. Áp suất thành hệ ngoài việc
phát hiện được các biến đổi nhỏ của mật độ chất lưu để xác định ranh giới, ước lượng được nồng độ khoáng hóa nước vỉa và nhiệt độ tại vỉa chứa.
Trong đề tài này thì áp suất điểm dùng để xác định ranh giới chất lưu. Chính vì vậy, việc kiểm soát chất lượng áp suất đo đạc là rất thiết yếu. Các sai số trong đo đạc áp suất trong khoảng 0.5 psi có thể được phát hiện từ quá trình phục hồi áp suất. Các điểm đo được coi là supercharge (quá áp) sẽ không được sử dụng để phân tích.
Đối tượng nghiên cứu của luận án này sử dụng một phương pháp minh giải mới dựa trên khái niệm về áp suất dư (Excess Pressure). Dữ liệu được chuyển đổi nhằm loại bỏ các ảnh hưởng của trọng lượng từ áp suất thủy tĩnh của chất lưu. Qua đó các biển đổi nhỏ của áp suất có thể được thể hiện rõ. Phương pháp áp suất dư đã giúp xác định chính xác ranh giới nước tự do. Các ranh giới chất lưu rất khó phát hiện nếu dựa vào đồ thị áp suất-độ sâu truyền thống. Các hiện tượng như hiệu ứng gây ra do áp suất từ dịch chuyển mao dẫn (capillary-displacement pressure) gần ranh giới ranh giới chất lưu cũng được phát hiện dựa trên phân tích áp suất dư.
Việc phân tích áp suất dư đòi hỏi việc kiểm soát chất lượng tài liệu áp suất đầu vào chặt chẽ. Bởi vì sai lệch rất nhỏ trong đo đạc áp suất vỉa có thể ảnh hưởng lớn đến độ sâu của ranh giới nước tự do được minh giải.