Với Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA)

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3.4. Với Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA)

Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cần hoàn thiện công tác dự báo thị trường, cạnh tranh, giá cả, cung cầu hàng hóa ở các thị trường nước ngoài, đảm bảo thông tin được cung cấp nhanh chóng và chính sách đến doanh nghiệp.

Hiệp hội cần tăng cường thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp sản xuất khăn tham gia phát triển thị trường. Bên cạnh đó, hiệp hội cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới. Việc này giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thị trường mới ở nước ngoài, giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường nước ngoài cho sản phẩm khăn.

Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cần liên kết với Hiệp hội Bông quốc tế Mỹ hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may nói chung và Công ty Cổ phần Dệt May nói riêng trong việc thúc đẩy việc tiếp cận với thị trường nước ngoài. Hai bên cần có những giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, nhất là trong tình hình đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệp hội cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề chất lượng sản phẩm để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Hiệp hội cần kiến nghị với các cơ quan Nhà nước đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như giảm thuế nhập khẩu, vay vốn ưu đãi… Bên cạnh đó, Hiệp hội cần giúp đỡ các doanh nghiệp trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình như tổ chức các hội chợ triển lãm sản phẩm khăn mặt.

41

KẾT LUẬN

Dệt may là ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế Việt khi đã đóng góp cho nguồn ngân sách của nhà nước nguồn thu ngoại tệ lớn. Trong đó, phải kể đến các doanh nghiệp sản xuất khăn mặt. Có thể nói, doanh nghiệp sản xuất khăn mặt thường không nhiều, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu khăn sang các thị trường nước ngoài. Một điểm đặc biệt của thị trường này là mặc dù số doanh nghiệp của thị trường sản xuất khăn không nhiều nhưng sức cạnh tranh của thị trường nay vô cùng lớn. Như vậy, để có thể phát triển thị trường sản phẩm và nâng cao vị thế của mình trong ngành, doanh nghiệp đó phải nỗ lực không ngừng nghỉ trong từ hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện nó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất hoạt động phát triển thị trường sản phẩm.

Những năm qua, Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam cũng rất chú trọng tới từng hoạt động trong công tác phát triển thị trường sản phẩm khăn và cố gắng duy trì mối quan hệ hợp tác với các thị trường như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,... Bên cạnh đó, công ty còn không ngừng tìm kiếm các khách hàng mới, những đối tác mới để có thể cùng hợp tác và phát triển hơn nữa thị trường sản phẩm khăn của mình. Qua việc phân tích thực trạng phát triển thị trường của công ty, ta thấy bên cạnh những nỗ lực trong công tác phát triển thị trường của công ty, thì vẫn còn tồn tại song song những hạn chế, những thách thức, dẫn đến hiệu quả của hoạt động này chưa được cao. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác phát triển thị trường Công ty cổ phần Dệt may Sơn Nam là một điều vô cùng cần thiết trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may. Vì vây, công ty đã càng ngày càng chú trọng vào công tác tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường sản phẩm của mình.

Với đề tài “Phát triển thị trường sản phẩm khăn của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam”, bên cạnh việc phân tích thực trạng phát triển thị trường của công ty đã thực hiện trong giai đoạn 2017 – 2021, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sản phẩm khăn của công ty. Một trong những giải pháp đó là công ty cần có những chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và phải có nhưng chính sách xúc tiến thương mại phù hợp với công ty và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Bên cạnh đó, em cũng đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm hỗ trợ cho công ty nói riêng và các doanh nghiệp dệt may nói chung trong công tác tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường sản phẩm, qua đó đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành dệt may.

Với kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian ít ỏi, báo cáo khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những đánh giá và góp ý từ thầy cô để bài báo cáo khóa luận của em có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo xuất – nhập khẩu của

Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021

2. PGS.TS Phan Thế Công, Giáo trình Kinh tế học vi mô I (2020), Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội

3. ThS. Đỗ Minh Sơn, “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH

Midea Consumer Electric Việt Nam” (2018), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội

4. ThS. Phùng Ngọc Dũng, “Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH

may Minh Anh” (2019), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội

5. ThS. Lê Cảnh Cường, “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty

cổ phần giày da Thái Bình” (2018), Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Thương Mại, Hà Nội

6. ThS. Vũ Tiến Dũng, “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đèn Led của Công

ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông” (2018), Đại học Thương Mại, Hà Nội

7. ThS. Trịnh Quang Nguyên, “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

giày của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” (2018),Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội

8. ThS. Mai Trọng Thiêng, “Phát triển thị trường tiêu thụ sơn của Công ty cổ phần

sơn Hải Phòng” (2017), Đại học Dân lập Hải Phòng, Hải Phòng

9. ThS. Nguyễn Thế Dũng, “Phát triển thị trường sản phẩmbia chai Hà Nội của

Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco)” (2016), Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)