Thực trạng quy mô thị trường sản phẩm khăn

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may (Trang 28 - 29)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Thực trạng quy mô thị trường sản phẩm khăn

Việt nam là một trong những quốc gia có lợi thế về nhân công để có thể phát triển được thị trường ngành dệt may, trong đó có sản xuất khăn mặt. Quy mô thị trường của toàn ngành từ giai đoạn 2017 - 2020 đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019. Trong đó, hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49% chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, riêng sản xuất khăn mặt đạt 1,5 tỷ, tăng 2% so với các năm trước do tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với 15,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc 4,4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi, Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu khăn mặt.

Trong quy mô thị trường khăn mặt xuất khẩu, thị phần khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam chiếm 4% thị phần khăn mặt của toàn ngành. Quy mô thị trường của công ty đạt 431 tỷ đồng, tăng 2% so với các năm trước. Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu của công ty chiếm 27%, đạt doanh thu 291 tỷ đồng. Xếp thứ hai là thị trường Hàn Quốc đạt doanh thu 102 tỷ đồng, chiếm 21%, còn lại là các thị trường Mỹ, Pakistan, Đức,… Điều này chứng tỏ, sản phẩm khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam đã chiếm được thiện cảm của các thị trường khó tính như Nhật Bản

29

và Hàn Quốc. Qua đó, cho thấy được vị thế của công ty trong thị trường sản xuất khăn mặt nói riêng và trong ngành dệt may nói chung.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)