Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về phòng,

Một phần của tài liệu ToanvanLATS_DangVanThanh_2022 (Trang 133 - 134)

7. Cấu trúc của luận án

4.2.2 Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về phòng,

kết hợp hài hòa giữa phương thức truyền thống với truyền thông đa phương tiện, mạng internet, các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook…) để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai với nội dung và hình thức đơn giản, phong phú, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận, bằng nhiều ngôn ngữ, phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, từng đối tượng, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương.

3) Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và người dân; đưa kiến thức phòng chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong các cấp học, bậc học; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, thôn.

4) Tổng hợp, đánh giá, lưu trữ và chia sẻ có hệ thống các thông tin về diễn biến thiên tai, cơ sở dữ liệu, bản đồ về thiên tai và thiệt hại do thiên tai tại các cơ quan phòng chống thiên tai, chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp làm cơ sở để truy cập nâng cao nhận thức cộng đồng. Thiết lập hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng bao gồm cả trang thiết bị và công cụ hỗ trợ cho cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai ở cơ sở.

5) Tăng cường sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện chương trình, dự án, các hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai. Trong đó, chú trọng sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương đối với việc lập kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai cấp xã gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường sự gắn kết cộng đồng, xây dựng văn hóa phòng chống thiên tai, trong đó chú trọng tại cấp xã, thôn và tại các doanh nghiệp.

4.2.2 Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về phòng,chống thiên tai chống thiên tai

1) Rà soát, điều chỉnh và ban hành quy hoạch phòng chống thiên tai và thuỷ lợi, chủ động khắc phục hậu quả thiên tai của địa phương, phù hợp điều kiện, năng lực của địa

phương và phù hợp với Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 379/QĐ-TTg của Thủ tướng. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia.

2) Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai của địa phương theo chu kỳ 5 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được rà soát điều chỉnh hàng năm phù hợp với diễn biến và yêu cầu phòng chống thiên tai, khả năng cân đối vốn, trong đó chú trọng huy động từ nguồn đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

3) Xây dựng, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai và khả năng ứng phó của từng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó chú trọng phương án ứng phó thiên tai bất lợi, trên diện rộng như bão mạnh, siêu bão; hạn hán, xâm nhập mặn. Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai theo phương châm "04 tại chỗ". Tổ chức diễn tập, tập huấn chỉ đạo, chỉ huy, huy động các nguồn lực theo phương án ứng phó; phối hợp, hiệp đồng các lực lượng trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng, người nhân, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, trên biển.

4) Tổ chức triển khai, hướng dẫn triển khai các quy định pháp luật, thường xuyên tổng kết, đánh giá để báo cáo cấp trên các hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu ToanvanLATS_DangVanThanh_2022 (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w