Phương pháp nghiên cứu đo lường thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu ToanvanLATS_DangVanThanh_2022 (Trang 72 - 74)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đo lường thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu

theo các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau

Dựa trên kết quả ước lượng trong phương trình nghiên cứu thực hiện đo lường thiệt hại kinh tế do thiên tai theo các kịch bản biến đổi khí hậu (RCP) khác nhau.

Các kịch bản biến đổi khí hậu:

Tác động do thiên tai đến trông trọt, nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu theo các kịch bản trung bình (RCP 4.5) và kịch bản cao (RCP 8.5) với các lý do sau:

- Theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chỉ đưa ra kịch bản là trung bình (RCP 4.5) cao (RCP 8.5), không có kịch bản thấp (RCP 2.6). Theo nội dung của các kịch bản này, thì các chỉ tiêu sau đây sẽ được đưa vào trong mô hình như nhiệt độ, lượng mưa, số lượng bão và độ xâm ngập mặn

- Về nhiệt độ, RCP 8.5 cho xu thế tăng nhiều hơn so với RCP 4.5 vì thế khi đánh giá hạn hán và nông nghiệp sử dụng kịch bản RCP8.5 sẽ cho kết quả bất lợi hơn vì làm gia tăng lượng bốc hơi, tăng nhu cầu tưới.

Tương tự, về lượng mưa năm thì nhìn chung RCP4.5 cho lượng mưa năm trung bình nhiều hơn so với RCP8.5 ở đa số khu vực cũng như thời đoạn nên RCP8.5 sẽ bất lợi hơn ở bài toán hạn hán và nông nghiệp.

- Về lượng mưa cực đoan, kịch bản RCP 8.5 cho xu thế tăng mạnh hơn, nên sẽ tác động đến lũ và hạ tầng nhiều hơn so với RCP 4.5.

- Về số lượng bão thì kịch bản RCP 4.5 cho xu thế suy giảm chậm hơn khi nó vẫn xấp xỉ với thời kỳ nền, trong khi RCP 8.5 có vẻ cho xu thế giảm số lượng vào cuối thế kỉ 21. Vì thế, sử dụng RCP 4.5 trong bài toán đánh giá loại hình thiên tai do bão sẽ có tính bất lợi hơn.

- Về xâm nhập mặn thì kịch bản RCP 8.5 cho xu thế mực nước biển dâng cao hơn, kết hợp với mưa nhìn chung ít hơn so với RCP4.5 thì RCP8.5 sẽ phù hợp với đánh giá tính bất lợi của xâm nhập mặn.

Phương pháp đo lường thiệt hại:

Tác động phúc lợi W do thiên tai và BĐKH được tính toán bằng cách tính toán sự khác biệt giữa giá trị biến phụ thuộc theo kịch bản khí hậu mới (C1) và hiệu quả doanh nghiệp trung điều kiện khí hậu hiện tại (C0) sử dụng diện tích đất trồng trọt/nuôi trồng thủy sản hoặc quy mô tài sản theo vùng làm trọng số (F). Nghiên cứu sử dụng các hệ số ước tính, hiệu quả trung bình và sự thay đổi dự báo về khí hậu từ C0 đến C1 (Mendelsohn, Nordhaus và Shaw 1996):

W=∑i[Vit(C1) − Vit(C0)]Fi (2.6)

Thiệt hại được tính toán ở đây bao gồm các lĩnh vực trồng trọt bám sát theo từng kịch bản biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu ToanvanLATS_DangVanThanh_2022 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w