CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.3. Các khái niệm công cụ:
1.1.3.1. Lựa chọn:
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính tốn để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.
1.1.3.2. Chọn trường:
Các em học sinh lớp 12 trước khi chuẩn bị tốt nghiệp thường được nhà
trường, gia đình, người thân tư vấn trong việc chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, căn cứ vào các tiêu chí: năng lực bản thân, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý... học sinh xác định cấp học phù hợp với năng lực rồi chọn trường và làm các thủ tục đăng ký dự thi. Trong nghiên cứu này,
khái niệm chọn trường được hiểu là quyết định chọn trường đại học, cao đẳng (học
viện) để đăng ký dự thi và theo học sau khi tốt nghiệp THPT.
1.1.3.3. Hướng nghiệp:
Tuỳ thuộc vào đặc trưng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi xem
xét hoạt động hướng nghiệp có thể có những quan điểm khác nhau về khái niệm
này. Các nhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp
cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân;
các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi
thành viên xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực
hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân bố lực lượng lao động xã hội... Trong
nghiên cứu này, dưới góc độ giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là sự tác động của
một tổ hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của hệ thống sư phạm làm trung tâm
vào thế hệ trẻ, giúp cho các em có những hiểu biết cơ bản về một số ngành nghề
phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai.
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện. Thông qua
giáo dục hướng nghiệp, mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất và địi hỏi của
ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và sự đào tạo
hoặc rèn luyện bản thân. Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp
phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
1.1.3.4. Tư vấn hướng nghiệp:
Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực chủ quan trong quá trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người đang cần tư vấn hướng nghiệp và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp (như phụ
huynh, thầy cô, bạn bè…)
Như vậy, tư vấn hướng nghiệp là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được
ngành nghề phù hợp trong tương lai.