Theo tác giả Nguyễn Công Nghĩa khi chỉ số Creatinin huyết thanh > 106 µmol/l thì nguy cơ biến chứng TSG tăng lên 4,32 lần, nguy cơ rau bong non tăng lên 2,4 lần, nguy cơ suy gan tăng lên 8,72 lần và nguy cơ suy thận tăng lên 16,83 lần so với các thai phụ bị TSG có chỉ số creatinin huyết thanh ≤
106 µmol/l. Trong nghiên cứu của chúng tôi do số bệnh nhân bị suy thận ít nên ở chúng tôi so sánh chỉ số creatinin huyết thanh ≥ 115 µmol/l thì nguy cơ biến chứng TSG tăng lên 38,02 lần.
Theo tác giả Ngô Văn Tài thai phụ có ure huyết thanh > 6,6 mmol/l có biểu hiện suy thận cao gấp 7,7 lần những thai phụ có ure huyết thanh < 6,6 mmol/l. Theo Trịnh Thị Thanh Huyền (2001) thì nguy cơ suy thận gấp 9 lần. Theo nghiên cứu của chúng tôi do số bệnh nhân bị suy thận ít (17 trường hợp)nên ở đây chúng tôi so sánh chỉ số ure huyết thanh ≥ 8,3 mmol/l thì nguy cơ biến chứng TSG tăng lên 12,3 lần.
Theo tác giả Ngô Văn Tài (2001) thai phụ bị TSG có AST ≥ 70UI/l có biểu hiện suy gan cao gấp 34,71 lần thia phụ có AST < 70 UI/l, thai phụ có ALT ≥ 70 UI/l có biểu hiện suy gan cao 43,71 lần so với những thai phụ có ALT < 70UI/l. Trong nghiên cứu của chúng tôi do số bệnh nhân bị suy gan ít (7 trường hợp) nên ở chúng tôi so sánh nhóm có biến chứng và SGOT ≥ 37 UI/l gấp 14,34 lần nhóm đối tượng không có biến chứng. Nhóm có biến chứng và SGPT ≥ 41 UI/l gấp 14,5 lần nhóm đối tượng không có biến chứng. Năm 2000, tác giả Ngô Văn Tài đã chứng minh thai phụ bị TSG có số lượng tiểu cầu nhỏ < 100000 thì nguy cơ chảy máu gấp 10 lần thai phụ có số lượng tiểu cầu >100000. Trong nghiên cứu của chúng tôi do số lượng biến chứng chảy máu ít (10 trường hợp) nên chúng tôi so sánh thai phụ bị TSG có số lượng tiểu cầu nhỏ < 150000 thì nguy cơ biến chứng gấp 36,3 lần thai phụ có số lượng tiểu cầu >150000.
Chương 5 KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên 313 trường hợp sản phụ được chuẩn đoán TSG, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Đặc điểm của đối tương nghiên cứu.
+ Độ tuổi trung bình là 30,2 tuổi.
+ Không có sự khác nhau giữa số lần mang thai.
- Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.
Ngoài tam chứng cổ điển (cao huyết áp, phù, protein niệu) thì tăng acid uric huyết thanh cũng chiếm tỷ lệ cao, còn lại các triệu chứng bất thường khác chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Huyết áp: có 78,27 % thai tăng huyết áp trong đó có độ 1 chiếm 44,41%, độ 2 chiếm 24,92%, độ 3 chiếm 8,85%, trường hợp có Protein niệu ≥ 3g/l chiếm 27, 8 %, phù: 70,61 % bệnh nhân vào viện được ghi nhận có triệu chứng phù. Trong đấy phù nặng chiếm 15,65%, tăng Acid uric huyết thanh trên 420 µmol/l chiếm 16,93 %.
- Xử trí vừa biến chứng:
+ Có 56,23% được điều trị nội khoa, 83,07% bệnh nhân mổ cấp cứu và 16,93% mổ chủ động. Nhóm TSG nặng có nguy cơ gặp biến chứng gấp 29,7 lần nhóm đối tượng TSG nhẹ. Nhóm có biến chứng và có Creatinin ≥ 115 µmol/l gấp 38,02 lần nhóm đối tượng không có biến chứng. Nhóm có biến chứng và có ure ≥8,3 mmol/l gấp 12,3 lần nhóm đối tượng không có biến chứng. Nhóm có biến chứng và SGOT ≥ 37 UI/l gấp 14,34 lần nhóm đối tượng không có biến chứng, Nhóm có biến chứng và SGPT ≥ 41 UI/l gấp 14,5 lần nhóm đối tượng không có biến chứng. Nhóm có biến chứng và tiểu cầu < 150000/mm³ gấp 36,3 lần nhóm đối tượng không có biến chứng.