Liên quan giữa huyết áp và protein niệu.

Một phần của tài liệu Nhận xét triệu chứng lâm sàng cận lâm sàng và thái độ xử trí tiền sản giật tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 44 - 45)

Sự xuất hiện protein trong nước tiểu là do có sự tổn thương của màng lọc cầu thận, tiền sản giật càng nặng tổn thương thận càng nặng thì lượng protein bị mất qua đường nước tiểu càng nhiều.

Theo Nguyễn Thị Anh (2012), nhóm đối tượng có tăng huyết áp ≥ độ 2 có protein niệu ≥3g/l thấp hơn đối tượng tăng huyết áp < độ 2. ở nghiêm cứu của chúng tôi Những người có protein niệu ≥3g/l thì nguy cơ cao huyết áp gấp 8,2lần những người protein niệu <3g/l và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

4.2.6. Mối liên quan giữa triệu chứng phù với protein niệu và albumin

huyết thanh hoặc protein huyết thanh.

Albumin là thành phần quan trọng nhất của protein, có chức năng chính là tạo nên áp suất thẩm thấu ở màng mao quản ( gọi là áp suất keo).

Trong bệnh lý TSG, thận bị tổn thương, protein ở trong huyết tương được lọc qua thận, bị lọt qua màng đáy cảu tiểu cầu thận vào nước tiểu nên protein nước tiểu nên protein nước tiểu dương tính và protien huyết thanh toàn phần giảm.

Tác giả Bùi Minh Hòa (2009) cho thấy càng phù nặng protein niệu càng cao đi đôi với protein huyết thanh và albumin càng giảm. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng rút ra điều tương tự. Tỷ lệ bệnh nhân có phù ở nhóm có Protein niệu ≥3g/l (93,1%) cao hơn so với nhóm có Protein niệu <3g/l (61,9%) với p>0,05. Tỷ lệ bệnh nhân có phù ở nhóm có Protein HT < 60 g/l hoặc Albumin HT < 35 g/l (82,3%) cao hơn so với nhóm Protein và albumin trong giới hạn bình thường (60,2%) với p>0,05.

4.2.7. Liên quan giữa huyết áp với urê huyết thanh.

Ure huyết thanh là một trong những chỉ số xét nghiệm cơ bản để chứng tỏ có suy thận trong bệnh TSG, đặc biệt trong thể nặng mức độ tăng của xét nghiệm này liên quan đến mức độ nặng của TSG. Nhưng nếu chỉ tăng đơn thuần ure thi chưa đủ chẩn đoán suy thận nó phải kết hợp với một số chỉ số hóa sinh khác như creatinin HT. Trong nghiên cứu của chúng tôi với urê huyết thanh ≥ 8,3 mmol/l nhóm có THA ≥ độ 2 (17%) nhiều hơn so với nhóm không THA ≥ độ 2 (1,45%) với p<0,05.

Một phần của tài liệu Nhận xét triệu chứng lâm sàng cận lâm sàng và thái độ xử trí tiền sản giật tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 44 - 45)