Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty (Trang 52 - 54)

4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ

- Môi trường kinh doanh cần được cải thiện một cách quyết liệt và triệt để:

Kinh tế tư nhân đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% ngân sách Nhà nước, chiếm 85% lực lượng lao động cả nước. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, đóng góp của kinh tế tư nhân đạt mức 60% GDP. Tuy vậy, để doanh nghiệp tư nhân thực sự bứt phá và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, môi trường kinh doanh cần được cải thiện một cách quyết liệt và triệt để. Không chỉ cắt giảm về số lượng thủ tục mà còn phải là cắt giảm về mặt thời gian triển khai thủ tục. Thực tế, quy trình phối hợp, xử lý giữa các cơ quan nhà nước vẫn còn lâu và phức tạp, thủ tục hành chính còn rườm rà, khó có thể dự kiến. Đồng thời, tính dự báo của chính sách pháp luật Việt Nam còn thấp, khiến phía doanh nghiệp nhiều khi không thể ứng phó kịp thời, dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Rào cản này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính của Chính phủ, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước cần phải đẩy nhanh tốc độ ra quyết định thông qua việc phân cấp quyền hạn và làm rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, cắt giảm điều kiện kinh doanh cần thực chất, để doanh nghiệp tư nhân thực sự bứt phá và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

- Cần thiết ban hành các “bệ đỡ chính sách” để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn

Ngành kinh doanh bất động sản hiện đang là một trong các ngành mũi nhọn có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể để tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp có chiến lược đầu tư lớn và dài hạn trong lĩnh vực này. Cần thiết có các ưu đãi về chiến lược quảng bá, chính sách tiếp cận đất đai cũng như tiếp cận nguồn tài chính vốn vay để đầu tư các dư án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng du lịch của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, Nhà nước và chính phủ cũng cần có cơ chế linh hoạt các chính sách, tạo điều kiện để cho tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án mũi nhọn, góp phần xây dựng phát triển đất nước.

- Có các giải pháp cụ thể và thiết thực để giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc

phụ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Sức ảnh hưởng của đại dịch đến các sàn giao dịch bất động sản là vô cùng lớn, đặc biệt là khó khăn về thuế, lãi suất vay, cộng với khó khăn chi phí thuê mặt bằng phục vụ sản xuất

kinh doanh. Nhà nước và Chính phủ cần có các biện pháp điều chỉnh chính sách vĩ mô để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản như: hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế phải nộp, các khoản BHXH; có chính sách để các ngân hàng giảm tiến độ trả nợ, điều chỉnh lãi suất hợp lý; kích thích hoạt động đầu tư cho toàn xã hội,... Đặc biệt, chính sách ban hành của Nhà nước cần thiết thực, hợp lí, ban hành nhanh chóng và linh hoạt đối với sự thay đổi của kinh tế - xã hội để tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả, vực dậy nền kinh tế tư nhân đã bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

3.3.2. Kiến nghị đối với bộ, ban ngành

- Ổn định thị trường bất động sản

Hiện tượng tăng giá đất trở đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, phá vỡ mọi quy luật của thị trường bất động sản, dẫn đến nợ xấu tăng và xáo trộn đời sống kinh tế của cả khu vực và thậm chí là nền kinh tế của đất nước. Giá đất tiếp tục tăng cao khiến người có nhu cầu thực sự không có khả năng mua để ở, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ thị trường bất đống sản. Để quản lý ổn định thị trường bất động sản, Bộ Xây cần tích cực nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ nhiều cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa thị trường bất động sản, tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thật của thị trường. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cần chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát thị trường bất động sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin để làm giá, đẩy giá đất lên cao nhằm thu lợi bất chính.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương

Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, rà soát sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; Nghiên cứu, trình ban hành và triển khai thực hiện tốt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, ổn định cung cầu thị trường bất động sản. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát vướng mắc, hoàn thiện pháp luật về đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đất đai, quản lý sử dụng đất…, không để chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích. Bộ Tài chính theo sát hơn nữa diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản để thị trường bất động sản luôn phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế… Còn các địa phương thì có nhiệm vụ đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về đầu tư, xây dựng; Công bố công khai và tổ chức thực hiện liên thông, rút ngắn thời gian quá trình xem xét, giải quyết thủ tục hành chính trong cấp mới, điều chỉnh, kiểm tra, rà soát dự án kinh doanh bất động sản…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thế Dũng (2008), Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học

Thương mại, NXB Thống kê Hà Nội.

2. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, NXB thống kê Hà Nội.

3. Đỗ Minh Sơn (2018), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Midea Consumer Electric Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương mại.

4. Phùng Ngọc Dũng (2019), “Phát triển thị trường xuất khẩu của công ty trách nhiệm

hữu hạn May Minh Anh”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương mại.

5. Nguyễn Ngọc Lân (2020), “Phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm của công ty cổ

phần Long Sơn chi nhánh Hà Nội”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương mại.

6. Vũ Tiến Dũng (2018), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đèn Led của công ty

cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông trên thị trường thành phố Hà Nội” luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại

7. Mai Trọng Thiềng (2017), “Phát triển thị trường Sơn của Công ty cổ phần Sơn Hải

Phòng”,luận văn thạc sỹ, Đại học dân lập Hải Phòng

8. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC các năm 2016, 2017, 2018,

2019,2020

9. Báo cáo hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC các năm 2016, 2017,

2018,2019,2020

10. Link tham khảo:

https://www.flc.vn/en/ https://batdongsan.com.vn/ https://vietnamnet.vn/ https://cafef.vn/tap-doan-flc.html https://nctu.edu.vn https://reatimes.vn

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty (Trang 52 - 54)