Đối với tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố (Trang 65 - 68)

2025, tầm nhìn 2030

3.3.3.Đối với tỉnh Điện Biên

Đề nghị tỉnh tiếp tục sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triển kinh tế nông thôn sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, lợi thế tự nhiên của từng khu vực trong tỉnh, trong đó có thành phố Điện Biên Phủ. Ban hành hướng dẫn thực hiện chi tiết của các Nghị định, nghị quyết, Quyết định do tỉnh ban hành.

Đề nghị tỉnh quan tâm kết nối doanh nghiệp có năng lực bao tiêu sản phẩm đầu ra với các HTX để nâng cao giá trị sản phẩm của các HTX, có cơ chế chính sách để các HTX tăng cường được tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đề nghị tỉnh đẩy mạnh thực hiện các CTMTQG như xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, mỗi xã một sản phẩm OCOP…

KẾT LUẬN

Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại không chỉ những cơ hội, thuận lợi mà còn có cả khó khăn, thách thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển KTNT của cả nước nói chung và mỗi địa phương cấp tỉnh, cấp huyện nói riêng. Do đó, bản thân mỗi địa phương cấp huyện cần chủ động nắm bắt những thời cơ và lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhằm giải quyết các khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với phát triển KTNT; góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Hay nói một cách khác, mỗi địa phương cấp huyện cần thực hiện chính sách phát triển KTNT trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương (về đất đai, con người, vốn, khoa học công nghệ...) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển KTNT.

Khóa luận đã góp phần hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện; làm rõ khái niệm, mục tiêu và nội dung 5 chính sách phát triển KTNT chủ yếu của địa phương cấp huyện. Đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện.

Khóa luận đã phân tích đánh giá về thực trạng chính sách phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ trong giai đoạn 2017 đến năm 2021; đánh giá ưu điểm và hạn chế của chính sách trong thời gian qua. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030 cùng với việc chỉ ra những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân; làm cơ sở căn cứ để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ trong thời gian tới.

Chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện có nội dung khá sâu rộng, do vậy quá trình nghiên cứu của khóa luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện tốt hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Cao Chương (2017), Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Chính Trị

Quốc Gia Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Thùy Chi (2018), Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, khóa luận tốt nghiệp, Đại học

Kinh tế quốc dân.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đại học Kinh tế Quốc dân (2010),Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Huỳnh Văn Đặng (2018), Phát triển kinh tế theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định, luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại.

7. Hà Văn Đồng (2018), Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình, luận văn thạc

sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Lê Văn Hòa (2016), Giám sát và đánh giá chính sách công, NXB Chính trị quốc

gia.

9. Nguyễn Trung Hiếu (2018), Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và

giải pháp, luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học kinh tế quốc dân 11. Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ (2017), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế

- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh thành phố Điện Biên Phủ năm 2017.

12. Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ (2018), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế

- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh thành phố Điện Biên Phủ năm 2018.

13. Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ (2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế

- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh thành phố Điện Biên Phủ năm 2019.

14. Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ (2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế

- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh thành phố Điện Biên Phủ năm 2020.

15. Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ (2021), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế

16. Hà Văn Sự (2021), Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế, NXB Hà Nội.

17. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên, Báo cáo kết quả thực hiện chính sách đầu tư công từ năm 2016 đến năm 2021.

18. Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Điện Biên, Báo cáo kết quả thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2017 đến năm 2021.

19. Đàm Trọng Tuân (2020), Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Lai Châu, khóa luận tốt nghiệp, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Trọng Thừa (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối canh hiện nay, luận án tiến sĩ

kinh tế.

21. Thành ủy Điện Biên Phủ (2020), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

22. Thành ủy Điện Biên Phủ, Quy hoạch phát triển kinh tế thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

23. Lê Đình Thắng (1994), Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn, về chuyển đổi cơ cấu

kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

24. Lê Đình Thắng, Phạm Văn Khôi (1995), Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách

phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, NXB Nông nghiệp.

25. Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Nông nghiệp.

26. Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định (2002), Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn,

NXB Thống kê.

27. Cổng thông tin điện tử thành phố Điện Biên Phủ: http://tpdienbienphu.dienbien.gov.vn/

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố (Trang 65 - 68)