Đối với các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố (Trang 64 - 65)

2025, tầm nhìn 2030

3.3.2.Đối với các Bộ, ngành liên quan

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tiếp tục nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ cho thành phố Điện Biên Phủ trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học gen tạo ra các giống cây, con có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Quy định hướng dẫn chi tiết trình tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thủy sản tại Thông tư số 19/2017/ - BNNPTNT ngày 09/11/2017.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: kịp thời ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định số 57/2018/NĐ – CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Đề nghị Ngân hàng nhà nước: tiếp tục sửa đổi và điều chỉnh lãi suất, thời gian, hạn mức cho vay đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng. Đồng thời, cần sớm xác lập quyền tài sản trên đất nông nghiệp, bao gồm cả nhà lưới, nhà

mạng, nhà kính, hệ thống tưới tiêu... để hộ dân, DN và HTX có cơ sở vay vốn, mở rộng sản xuất.

Đề nghị Bộ Lao động Thương binh & Xã hội: sớm ban hành hướng dẫn quy trình thủ tục sáp nhập các Trung tâm giáo dục thường xuyên với trung tâm dạy nghề cấp quyền để các địa phương thống nhất triển khai. Tăng thêm nguồn kinh phí hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn của thành phố thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất với mức hỗ trợ là 3 – 4 triệu đồng/người/khóa, lao động nông thôn khác với mức hỗ trợ 2 – 2,5 triệu đồng/người/khóa đối với dạy nghề ngắn hạn và tăng mức hỗ trợ lên 8 triệu đồng/người/khóa đối với dạy nghề dài hạn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố (Trang 64 - 65)