Quan điểm hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh (Trang 40 - 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh

3.1.1. Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình

Ngày 15/7/2016, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh ra Nghị quyết số 27/2016/NQ- HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó mục tiêu sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh là:

- Mục tiêu tổng quát: đến năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh đạt 1870,61 triệu USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,5%.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Phát triển công nghiệp, ngành Công Thương Thái Bình xác định mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp trong các cụm công nghiệp (CCN) phải đạt gần 35.987,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 364 triệu USD; đến năm 2030 giá trị tương ứng là gần 63.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30% và kim ngạch xuất khẩu đạt 595 triệu USD.

+ Đến năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 2.750,9 triệu USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,5% trong giai đoạn 2021 - 2025 và tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50%/GRDP

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình Bình

Theo Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2021-2025, quan điểm cụ thể để phát triển xuất khẩu ở Thái Bình giai đoạn 2021-2025 là:

- Phát triển xuất khẩu hàng dệt may trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Phát triển xuất khẩu hàng dệt may góp phần thực hiện mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia xuất khẩu.

- Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ sản xuất hàng dệt may tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng dệt may trong nước sản xuất được, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm,

nguyên vật liệu có nguy hại đối với môi trường và sức khỏe, cân đối xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

Bên cạnh đó cần quán triệt một số quan điểm trong việc xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh sang thị trường thế giới như:

- Các chính sách được xây dựng cần hướng tới sự bền vững, bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, các chính sách cũng cần đảm bảo giữ an toắn cho môi trường sinh thái, đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, giúp nâng cao thu nhập cho người sản xuất, doanh nghiệp, góp phần phát triển toãn diện hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

- Các chính sách xây dựng cần phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng miền, địa phương, đồng thời, phù hợp với xu thế chung của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may thế giới và các hiệp định tự do thương mại với các nước, tổ chức trên thế giới.

- Tập trung phát triển các mặt hàng dệt may chủ lực, gia tăng giá trị và nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc ứng dụng khoa học, công nghệ, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường đầu tư ngân sách trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may một cách tập trung, có kế hoạch, tránh việc láng phí.

- Tích cực đàm phán, quan hệ để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may mới, bên cạnh đó, vẫn tập trung củng cố các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, …

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)