Công ty sẽ vẫn kinh doanh các sản phẩm quen thuộc trên thị trường hiện tại. Nhưng bên cạnh đó tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ lên. Công ty có thể vận dụng chính sách hạ thấp giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng hoặc quảng cáo sản phẩm mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông để không mất đi bất cứ một lượng một khách hàng nào.
• Xâm nhập sâu hơn vào thị trường
Đây là hình thức mở rộng thị trường và phát triển thị trường theo chiều sâu. Như đã nói ở trên, Công ty cần khai thác tốt hơn các sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại. Với thị trường này khách hàng đã quá quen thuộc với các sản phẩm của Công ty. Do vậy, để thu hút được khách hàng Công ty có thẻ vận dụng chiến lược giảm giá, quảng cáo, xúc tiến sản phẩm.
Để gây được sự chú ý của khách hàng, Công ty cần phải có những cách thức và có những chi phí nhất định. Việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường còn tùy thuộc vào quy mô của Công ty. Thị trường của Công ty còn chưa lớn nên có thể phát triển thị trường cả ở thị trường mới.
Ngoài ra, Công ty cần tập trung nỗ lực vào việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đặc thù của thị trường. Khách hàng của Công ty thường là các siêu thị, chợ đầu mối... Do đó qua quá trình phân đoạn thị trường Công ty sẽ tìm được phần thị trường mới hấp dẫn hơn.
• Đa dạng hóa sản phẩm
Giúp Công ty đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, tận dụng hết khả năng sản xuất đảm bảo nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm. Khi thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, công ty cần thực hiện theo các hướng:
- Mở rộng danh mục các sản phẩm: Từ đó khách hàng tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, có hứng thú hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. - Nghiên cứu, lựa chọn các sản phẩm mặt hàng thiết yếu mà thị trường đang cần nhất:
Đảm bảo thu lại được lợi nhuận nhanh chóng, tránh tồn kho.
• Phát triển về phía trước
Công ty cần khống chế các đường dây tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Nghĩa là Công ty sẽ tổ chức các mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối hàng hóa đầy đủ. Hệ thống phân phối sản phẩm mở rộng được bao nhiêu thì khả năng phát triển thị trường của Công ty càng lớn bấy nhiêu.
• Phát triển ngược
Công ty cần khống chế nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật tư để ổn định đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để phát triển tốt thị trường Công ty vẫn cần phải có chính sách giá phù hợp, chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu thị trường của Công ty trong thời gian qua còn nhiều mặt hạn chế như: chưa tổ chức đồng bộ, chặt chẽ, các hình thức thu thập thông tin còn quá ít… Để khắc phục được tình trạng này Công ty cần:
- Tuyển dụng những cán bộ có năng lực chuyên môn sâu về nghiên cứu thị trường. - Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức: Nghiên cứu qua tài liệu, sách báo, hội nghị khách hàng…
- Công ty cần cử các cán bộ của mình đi khảo sát thực tế ở từng đoạn thị trường khác nhau.
• Phát triển nguồn hàng
Công ty cần thực hiện được các vấn đề sau:
- Chủ động tìm hiểu kỹ về khả năng kinh doanh của từng loại sản phẩm của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh.
- Tổ chức và phát triển nguồn hàng một cách hợp lý, phải đảm bảo nguồn hàng mang tính ổn định để đáp ứng kịp thời khi thị trường có nhu cầu, không để xảy ra tình trạng dư thừa cũng như khan hiếm hàng hóa và tình trạng tăng giá.
- Chủ động đầu tư vào các khu vực nguồn hàng để tạo cơ sở vật chất cho hoạt động cung ứng liên tục mang tính cạnh tranh và có hiệu quả.
• Cải thiện và củng cố uy tín công ty trên thị trường
Uy tín là một tài sản vô hình nhưng có giá trị vô cùng to lớn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Có thể nói, mọi sự nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều nhằm vào mục tiêu tạo lập chữ “tín” trên thị trường. Có chữ “tín” Công ty sẽ dễ dàng có các mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với bạn hàng, hàng hoá của Công ty sẽ dễ dàng được thị trường chấp nhận và Công ty cũng có thể thành công trên một số lĩnh vực kinh doanh mới nhờ vào danh tiếng đã tạo lập trước đó của mình. Vì vậy uy tín vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty. Uy tín của Công ty thường được thể hiện trên ba khía cạnh sau.
- Uy tín về chất lượng sản phẩm: Điều này thể hiện ở chỗ là các giá trị sử dụng, thẩm mĩ…của các sản phẩm đáp ứng tối đa những đòi hỏi của người tiêu dùng.
- Uy tín về tác phong kinh doanh của Công ty: Điều này thể hiện ở tinh thần cầu thị, hết lòng vì khách hàng, tuân thủ chặt chẽ về thời gian, có trách nhiệm thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng với khách hàng, bạn hàng…
- Uy tín thể hiện trong sản xuất kinh doanh: có lẽ sẽ chẳng có ai dại gì khi quan hệ làm ăn với các Công ty có chỉ tiêu kinh tế thấp kém. Do vậy, một Công ty có sự tăng trưởng kinh tế cao, tình hình tài chính sẽ tạo niềm tin đối với khách hàng, bạn hàng.
Do vậy để xây dựng và củng cố uy tín của mình trên thị trường Công ty cần phải làm một số việc sau đây:
- Đầu tư có chiều sâu vào các công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
- Áp dụng các công nghệ sản xuất mới, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
-Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức và các cá nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh để tận dụng công nghệ, vốn và uy tín của họ.
- Thường xuyên quan tâm tới các bạn hàng truyền thống, khách hàng lâu năm và cả những khách hàng ở thị trường mới thâm nhập qua các hình thức: tổ chức các buổi toạ đàm, thi tìm hiểu về Công ty…