Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty (Trang 28 - 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết

thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

Hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ đối với mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, song hoạt động này cũng chịu tác động rất nhiều từ các nhân chủ quan và nhân tố khách quan trên thị trường.

2.1.2.1. Nhân tố chủ quan

Nguồn nhân lực của công ty: Công ty TNHH TM Tân Đức có lợi thế nhân viên trẻ tuổi, năng động. đội ngũ quản lý có trình độ tốt, là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, kiến thức chuyên môn vững và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên. Đây là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ tới sự phát triển của công ty cũng như góp phần thực hiện các mục tiêu của công ty hiệu quả hơn.

Vốn và cơ sở vật chất kỹ, cơ sở hạ tầng của công ty: Khi một doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty sữ là yếu tố rất thuận lợi cho gia tăng doanh thu và từ đó phát triển thị trường cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi có nguồn vốn công ty sẽ chủ động được trong nguồn hàng để cung cấp cho khách hàng. Tránh được tình trạng thiếu hụt, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty: Thực phẩm thiết yếu là một mặt hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Đời sống nhân dân càng được nâng cao, nhu cầu của người dân về thực phẩm càng cao, càng đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng tốt cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là chính là động lực để công ty TNHH TM Tân Đức mở rộng và phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của mình.

Uy tín và vị thế của công ty trên thị trường: Vị thế và uy tín của công ty có tác động rất lớn đến việc hình thành tập khách hàng trung thành của công ty, uy tín của công ty càng cao, càng tạo được tập khách hàng trung thành lớn, từ đó mở rộng mạng lưới phân phối và phát triển thị trường cho công ty. Là một doanh nghiệp được hình thành từ năm 2003, cho tới nay công ty đã hoạt động trên thị trường được gần 20 năm. Trong thời gian đó, công ty đã gây dựng được uy tín của mình trên thị trường. Tuy không phải công phải công ty lớn mang tầm cỡ quốc gia, nhưng tại các tỉnh phía Bắc, công ty TNHH TM Tân Đức đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong nhiều năm qua.

2.1.2.2. Nhân tố khách quan

Yếu tố văn hóa xã hội

- Dân số: Lai Châu là một tỉnh vùng cao, quy mô dân số nhỏ. Lai Châu là tỉnh đông dân thứ 62/63 tỉnh thành trong cả nước. Sau 10 năm, kể từ 2009 đến nay quy mô dân số của tỉnh tăng thêm 89.694 người; tỉ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009- 2019 là 2,17%/năm; tỷ số giới tính là 102,6 nam/100 nữ trải qua 10 năm quy mô dân số của tỉnh tăng hơn so với giai đoạn 10 năm trước; tỷ lệ tăng dân số tăng cao so với toàn quốc song vẫn được kiểm soát. Cụ thể, dân số toàn tỉnh vào thời điểm 1/4/2019 là 460.196 người, trong đó dân số nam là 233.097 người, dân số nữ 227.099 người. Sự

gia tăng về mặt dân số dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về mặt thực phẩm, tạo điều kiện phát triển thị trường cho các doanh nghiệp phân phối thực phẩm trên địa bàn tình.

- Mật độ dân số: Lai Châu là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước. Năm 2019 mật độ dân số của tỉnh là 51 người/km2 (tăng 10 người/km2 so với năm 2009), trong đó thành phố Lai Châu là địa phương có mật độ dân số cao nhất (năm 2019 là 590 người/km2 tăng so với 2009 là 211 người/km2). Cũng từ năm 2009 đến nay, tỷ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,4 điểm phần trăm. Mật độ dân số tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân trong tỉnh trở nên đa dạng hơn, tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, giúp doanh nghiệp phân phối mặt hàng thực phẩm trên địa bàn tỉnh gia tăng doanh thu.

- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ: Thu nhập của người dân tỉnh Lai Châu có tỉ lệ gia tăng đều trong nhiều năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2020 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11,5%/năm, GRDP bình quân đầu người trên 41,7 triệu đồng. Thu nhập của người dân địa phương ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người tiêu thụ trong việc thoả mãn nhu cầu, khi thu nhập của người dân cao hơn, chi tiêu cho ăn uống sẽ cao hơn không những về khối lượng mà cả về chất lượng. Do đó, doanh nghiệp có cơ hội phát triển đa dạng loại thực phẩm phân phối ra thị trường với chất lượng cao hơn và số lượng nhiều hơn.

Môi trường chính trị pháp luật

Tỉnh Lai Châu có khá nhiều các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu cho các doanh nghiệp, thực hiện theo Luật Đầu Tư. Đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, có dự án đầu tư (kể cả dự án đầu tư mở rộng) trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ giảm các loại thuế suất như thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, các loại ưu đãi tín dụng, đào tạo lao động, hỗ trợ đầu tư… điều này giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mạnh dạn hơn trong đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển thị trường cũng như phát triển đa dạng các loại mặt hàng phân phối.

Môi trường kinh tế và công nghệ

Mặc dù trong điều kiện còn rất khó khăn, đặc biệt diễn biến của dịch bệnh Covid- 19 còn phức tạp nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của tỉnh đều cao hơn mức bình quân chung cả nước với 10,08%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp phân phối thực phẩm trong tỉnh. Bởi lẽ, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về thực

phẩm thiết yếu từ đó cũng gia tăng, tạo cơ hội mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ cho công ty TNHH TM Tân Đức.

Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi của địa phương cũng như cả nước hoàn toàn chặt chẽ và minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng với tất cả các doanh nghiệp đang tập trung kinh doanh, phân phối các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đã tạo được niềm tin cho doanh nghiệp, giúp công ty Tân Đức kiên định hơn với mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường của mình.

Môi trường cạnh tranh

- Số lượng đối thủ cạnh tranh: Hiện tại, trên thị trường đã có vô số doanh nghiệp lớn, nhỏ phân phối thực phẩm thiết yếu. Các doanh nghiệp hầu hết đều có nguồn lực tài chính dồi dào, nguồn nhân lực chất lượng và phân phối đa dạng các mặt hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng và hát triển thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, phần lớn các công ty đối thủ của công ty Tân Đức đều không được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế suất cũng như các khoản ưu đãi tín dụng và ưu đãi đầu tư mà công ty Tân Đức được hưởng trong thời gian vừa qua.

Môi trường địa lý, sinh thái

- Vị trí địa lý của doanh nghiệp: doanh nghiệp được đặt tại tổ 22, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, nơi trung tâm của tỉnh với điều kiện giao thông thuận lợi, nơi đông dân cư sinh sống chính là một ưu thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, là một tỉnh vùng núi, việc vận chuyển các mặt hàng thực phẩm thiết yếu có phần khó khăn do địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc, không thuận lợi cho việc phân phối hàng hóa tới các xã, huyện bằng các loại xe tải chuyên chở lớn. Việc dùng các loại xe tải có trọng tải nhỏ hơn, phải thực hiện vận chuyển nhiều lần hoặc sử dụng nhiều xe trong một lần vận chuyển khiến công ty gia tăng các loại chi phí, ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận gộp của công ty.

- Khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ: tỉnh Lai Châu thuộc là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, với điều kiện khí hậu ôn hòa, mát mẻ giúp cho việc bảo quản hàng hóa đặc biệt là mặt hàng thực phẩm của công ty dễ dàng hơn.

2.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty (Trang 28 - 31)