Các giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty (Trang 46 - 50)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Các giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của

yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

Thứ nhất, Tăng cường đầu tư cho công tác thị trường và phát triển sản phẩm

Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành bởi đơn giản kinh doanh luôn gắn liền với thị trường và thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng được mở rộng. Mục tiêu mà công ty hướng tới là phủ đầy, phủ dầy thị trường trong nước. Ngoài những thị trường truyền thống, trọng điểm thì công ty cần tập trung khai thác những thị trường mới. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp có thể dự báo được khả năng sản xuất và khả năng tiêu thụ một loại mặt hàng hoặc một nhóm hàng nào đó trên thị trường nhất định. Công tác nghiên cứu và dự báo cầu của sản phẩm sàn gỗ công nghiệp tuy đã được công ty quan tâm nhưng chưa tiến hành thường xuyên và chưa có hệ thống, số lượng và trình độ của cán bộ thị trường chưa cao nên kết quả tiêu thị sản phẩm tại thị trường trong nước là chưa cao, phát triển thương mại sản phẩm này còn gặp những khó khăn. Nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng tiêu dùng đối với từng mặt hàng, yêu cầu chất lượng mẫu mã sản phẩm giá cả

trong tương lai. Từ đó xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn. Mỗi đối tượng khách hàng có nhu cầu, thị hiếu và sở thích rất khác nhau. Vậy nên doanh nghiệp cần phân loại thị trường theo thu nhập để có chính sách cung ứng sản phẩm một các hợp lý, phù hợp với từng đối tượng.

Thứ hai, xây dựng và quản lý hiệu quả kênh phân phối

Kênh phân phối tại công ty hiện tại đang phân làm hai hệ chính là hệ thống bán buôn và hệ thống bán lẻ. Hai hệ thống này tại công ty đang hoạt động rất tốt, tuy nhiên công ty vẫn chưa chú trọng đến một phương thức tiêu thụ hàng hoá mà hiện tại đang khá phát triển đối với thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu hiện nay là thực hiện các dự án. Mạng lưới phân phối trên thị trường này tuy rộng nhưng chưa sâu và phân bố không đồng đều. Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm chủ yếu tập trung tại các quận huyện truyền thống. Sản phẩm tới tay tiêu dùng chủ yếu qua trung gian nên giá sản phẩm sàn gỗ thương cao hơn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy, công ty cần mở rộng kênh phân phối các cấp đại lý mà thông qua các đại lý là chủ yếu để công ty có thể kiểm soát được giá cả hàng cung cấp cho khách hàng một cách phù hợp.

Thứ ba, nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cần không ngừng nâng cao năng lực tài chính. Đó chính là nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đối với công ty hoạt động kinh doanh sàn gỗ công nghiệp cũng vậy, muốn nâng cao kết quả, hiệu quả thương mại, doanh nghiệp cần chú trọng việc đầu tư vào vốn, trình độ lao động và cơ sở vật chất cho doanh nghiệp của mình. Công ty đầu tư vốn chủ yếu vào việc mua máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty. Để nâng cao năng lực tài chính công ty cần:

- Mở rộng nguồn vốn bằng cách mở rộng đa dạng hóa các kênh, các hình thức huy động vốn trong công ty. Các kênh thu hút vốn có thể là doanh nghiệp và đặc biệt từ các ngân hàng thương mại.

- Minh bạch hóa các báo cáo tài chính, đảm bảo tính chân thực, chính xác các báo cáo tài chính để tạo niềm tin với các nhà đầu tư.

- Xúc tiến các biện pháp thu hồi công nợ nhằm tăng vòng quay của vốn. Tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án trọng điểm.

Thứ tư, chú trọng hướng tới các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các chính sách đổi trả sau bán

Mặt hàng thực phẩm thiết yếu có đặc thù riêng biệt so với các sản phẩm khác, đó là khi phân phối hàng hóa, công ty cung cấp kèm theo dịch vụ vận chuyển và một số chính sách hậu mãi. Muốn thu hút được nhiều khách hàng thì công ty không những phải cung cấp những mặt hàng thực phẩm thiết yếu có chất lượng tốt mà còn cần chủ động tạo ra những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Dịch vụ sau bán hàng có vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng của công ty.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn lao động

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào. Chất lượng nguồn nhân sự làm công tác nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường và nhân viên kinh doanh tiếp xúc trực tiếp thị trường của công ty hiện nay vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu.

Chính vì vậy mà công ty cần lập nên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự thật trình tự để mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là đối với công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của nhân viên tại một số cửa hàng, công ty cần lựa chọn đội ngũ nhà quản lý có năng lực tốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý và chịu được thách thức trước khó khăn.

Việc xác định nhu cầu tuyển chọn cán bộ công nhân viên dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty. Việc xác định nhu cầu tuyển chọn nhân sự do kế hoạch mà ban giám đốc đề ra và việc tuyển chọn nhân sự được thông qua kiểm tra về trình độ, năng lực và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc dưới hình thức thử việc. Đặc biết đối với nhân viên trong phòng kinh doanh, đây là lực lượng quan trọng góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm song để giải quyết tình hình thực tại công ty cần thực hiện:

Có những chính sách đãi ngộ như khen thưởng, tuyên dương đối với những lao động có thành tích, khiển trách xử phạt đối với những người lao động có hành vi xấu làm ảnh hưởng lợi ích của công ty.

Không chỉ quan tâm phát triển tri thức, khả năng, công ty cần quan tâm đến đời sống tinh thần của công nhân viên bằng cách tạo môi trường làm việc bình đẳng, tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao, văn nghệ cho lao động nhằm thúc đẩy tinh thần

làm việc, sự hiểu biết lẫn nhau của nhân viên trong công ty.

Không ngại tiếp nhận những lao động trẻ tuổi đồng thời tạo cơ hội thực tập, phát triển cho các lao động có năng lực, nâng cao khả năng, trình độ. Như vậy công ty sẽ đảm bảo cũng như phát triển nguồn lực lao động lâu dài.

Thứ sáu, hoàn thiện các chính sách khai thác và tổ chức nguồn hàng

Giảm áp lực cạnh tranh bằng cách tự chủ trong nguồn hàng mua, giảm thiểu mọi chi phí để chủ động định giá cho phù hợp hay cạnh tranh trên thị trường không phụ thuộc vào các đối thủ. Nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng hàng hóa tạo uy tín và chỗ đứng trên thị trường và thu hút được lượng khách trung thành đảm bảo vị thế của công ty so với các đối thủ khác. Hơn nữa nguồn hàng của công ty đến từ các công ty kinh doanh thực phẩm thiết yếu khác, vì vậy cần có những chính sách hợp lý để ổn định nguồn hàng, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng. Để đáp ứng được nhu cầu đó công ty cần ổn định đầu vào của mình, nên dự trữ hàng để có thể cung cấp cho khách hàng một cách tốt nhất trong mọi điều kiện. Đẩy mạnh hoạt động dự trữ nguồn hàng, công ty tính toán lượng dự trữ cho phù hợp vì lượng dự trữ kém theo đó là một khoản chi phí chứ không phải lợi nhuận. Muốn vậy công ty phải thống nhất giữa các bộ phận mua hàng, vận chuyển và kho bãi. Tất cả các bộ phận này cần phối hợp để đưa ra mức dự trữ an toàn, đảm bảo không thiếu trong cung ứng với khách hàng.

Công ty cũng có đưa các nhân viên phụ trách hoạt động cung ứng sản phẩm tham gia khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý và kiểm soát dự trữ cung cấp cho nhân viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Công ty nên chủ động tìm thêm nhiều nguồn cung hàng hóa khác có thể thay thế được những nguồn hàng hiện tại khi xảy ra sự cố. Việc này vừa giảm được chi phí, thời gian và giảm những biến động bất lợi từ các công ty cung cấp thực phẩm khác tới công ty mình.

Thứ bảy, tăng cường các biện pháp cạnh tranh về giá cả, chất lượng và dịch vụ

- Chính sách giá: Nguyên tắc luôn tạo ra mức giá hấp dẫn để đáp ứng mong đợi của tất cả khách hàng và phù hợp cho tất cả mọi người. Hiện nay nguồn hàng thực phẩm thiết yếu chủ yếu là ở trong nước, vì vậy công ty luôn tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu, cố gắng tìm đầu vào thật tốt thì đầu ra là những sản phẩm mang chất lượng quốc tế, sẽ giảm được chi phí và tăng lợi nhuận. Công ty cũng xác định khâu phân phối sản phẩm, vận chuyển là khâu đem lại giá trị lợi nhuận thặng dư lớn, phần

giá trị gia tăng cao nên cần chú trọng hơn nữa

- Chính sách về dịch vụ: công ty cần vận hành hiệu quả hơn nữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến khách hàng sao cho vừa nhanh chóng, vừa đảm bảo giữ được chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Vì thế, ngoài việc đầu tư thêm nhiều loại xe chuyên trở, công ty cần tính toán và sắp xếp thời gian giao hàng một cách hợp lý, tính toán lượng nhiên liệu và các chi phí phát sinh trong việc vận chuyển hàng hóa sao cho giảm thiểu được chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty (Trang 46 - 50)