Dựa trên cơ sở các kết quả thu và chi trả ở Hình 3.2 và Bảng 3.2 và kết quả phỏng vấn một số chủ rừng là cá nhân, cộng đồng, nhóm hộ thì số tiền họ nhận được có cao hơn các chương trình dự án trước đây (chương trình 327) nhưng vẫn còn quá ít, với số tiền đó thì không thể cải thiện được cuộc sống của họ mà chỉ cải thiện được một bữa ăn cho gia đình hoặc mua gia vị để nấu ăn (theo một hộ nông dân ở bản Hôm) hoặc chỉ đủ để mua một số món quà nhỏ để động viên tinh thần chị em phụ nữ (Cán bộ hội phụ nữ của Bản Hôm). Như vậy, PFES ở Chiềng Cọ không góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nhưng cũng đã đền đáp được một chút ít
cho việc họ bảo vệ, chăm sóc và giữ rừng. Ngoài ra PFES không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế cho các chủ rừng mà còn đem lại lợi ích cho bên chi trả dịch vụ môi trường rừng. Các nhà máy thuỷ điện, công ty cấp nước đã giảm được các thiệt hại về doanh thu do không phải bỏ các chi phí để khắc phục các thiệt hại do hiện tượng bồi lắng, và thiếu nước…. các giá trị phòng hộ của rừng đầu nguồn.
Dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng đã xây dựng được quỹ cho các hoạt động quản lý và phát triển rừng, góp phần tăng thêm vốn cho các hoạt động môi trường. Theo Quyết định 380/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, 10% số tiền thu được từ các đối tượng chi trả dịch vụ môi trường sẽ được dùng để thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ này có nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức, các đoàn thể cộng đồng tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện dự án, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ và phát triển rừng…Nhờ có quỹ này, các hoạt động bảo vệ môi trường được nâng cao hơn, phát triển đa dạng hơn và có hiệu quả hơn và giảm bớt phần đầu tư của ngân sách Nhà nước hàng năm cho ngành Lâm nghiệp.
Tóm lại, xét về hiệu quả kinh tế, PFES đã mang lại nguồn lợi kinh tế cho cả hai bên tham gia và cho cả nhà nước.