Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam nghiên cứu điển hình (Trang 39 - 40)

Căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành, Pháp lệnh số 38/2001/PL- UBTVQH 10 ngày 28/08/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí có quy định về việc thu phí đối với 12 lĩnh vực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã có các quy định về phí thuỷ lợi, phí kiểm dịch động, thực vật; phí kiểm tra vệ sinh thú ý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…Riêng trong lĩnh vực môi trường có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, khai thác tài nguyên. Như vậy, Pháp luật Việt Nam đã có sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề bảo vệ môi trường, tạo cơ sở tiền đề cho việc bổ sung, xây dựng các chính sách mới, đáp ứng được xu hướng phát triển chung của đất nước và thế giới như:

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã khẳng định rừng không chỉ cung cấp các giá trị sử dụng trực tiếp mà quan trọng hơn là các dịch vụ môi trường rừng. Do vậy giá rừng cũng lần đầu tiên được quy định tại Luật này và được hiểu là giá trị các lợi ích về lâm sản và môi trường;

- Luật đa dạng sinh học năm 2008 nêu rõ các dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, trong đó quy định các tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ môi trường có trách nhiệm chi trả cho các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ môi trường (Điều 74, Luật Đa dạng sinh học);

- Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nhấn mạnh một trong các trọng tâm phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn này là phát triển các dịch vụ môi trường rừng. Trên cơ sở đó, tập trung xây dựng các cơ chế thu

phí dịch vụ môi trường đối với các đối tượng hưởng lợi nhằm bổ sung các nguồn tái đầu tư cho lâm nghiệp (Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007);

Hướng tới việc phát triển bền vững, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời ngày 10/04/2008 đã quy định rõ về việc cần thiết phải xây dựng chính sách thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số tỉnh, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này trên cả nước. Hiện nay, chính sách này được áp dụng cho các cơ sở sản xuất được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Đà và các chủ rừng ở vùng đầu nguồn lưu vực hai con sông nói trên thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.

Sau khi thực hiện thí điểm chương trình chi trả dịch vụ MTR tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La thì Chính phủ đã có Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng trên phạm vi cả nước

Ngoài những căn cứ pháp lý kể trên, còn phải kể đến một số Nghị định cũng như các báo cáo dự án trồng và phát triển rừng như:

 Kế hoạch số 1660/KH-BNN-PC ngày 12/06/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch tổ chức triển khai Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam nghiên cứu điển hình (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)