Một số nội dung thực hiện Luật trẻ em và quyền trẻ em trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quyet_dinh_3822-Qd-BGDdT_Ve_viec_phe_duyet_cac_tai_lieu_truyen_thong_ve_phong__chong_dich_benh_COVID-19_va_cong_tac_y_te_trong_truong_hoc_13c7a84320 (Trang 83 - 84)

VI. Kiến nghị và đề xuất

2. Một số nội dung thực hiện Luật trẻ em và quyền trẻ em trong nhà trường

trường

2.1. Nhân viên y tế trường học tham mưu Lãnh đạo nhà trường tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông của nhà trường về Luật trẻ em và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan về trẻ em.

2.2. Tham gia tổ chức các hoạt động truyền thông trong Tháng hành động vì trẻ em như ra Lễ ra quân phát động, Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tại địa phương, đơn vị.

2.3. Tổ chức các hoạt động như diễn đàn, toạ đàm, giao lưu về chủ đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, “Ngày chủ nhật yêu thương”; tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh trong kỳ nghỉ hè cho trẻ em; tham gia tổ chức các lớp dạy bơi, phòng, chống đuổi nước và tai nạn thương tích, phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em; trang bị kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng bơi, kỹ năng tự bảo vệ, tự chăm sóc bản thân và phòng tránh các nguy cơ bị bạo lực và xâm hại trẻ em, kỹ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương tích; tổ chức hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em.

2.4. Đề xuất Lãnh đạo nhà trường huy động đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo các thông điệp của Tháng hành động vì trẻ em hằng năm do ngành LĐ-TBXH hướng dẫn tại địa phương

2.5. Phối hợp rà soát, kiểm tra kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện Tháng hành động vì trẻ em hằng năm tại địa phương; quản lý chặt chẽ và đảm bảo an toàn cho học sinh trong kỳ nghỉ hè tại địa phương và gia đình.

2.6. Tham mưu việc tăng cường rà soát để định hướng phù hợp việc giáo dục kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng sử dụng công nghệ số an toàn, lành mạnh cho trẻ em, học sinh trong nhà trường.

2.7. Phối hợp với ngành Y tế, ngành LĐ-TB&XH và các ban, ngành, đoàn thể liên quan tại địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em.

2.8. Hướng dẫn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 là nơi

thường trực, tiếp nhận mọi thông tin, thông báo, tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và thực hiện việc tư vấn kiến thức về trẻ em với tinh thần ưu tiên bảo vệ trẻ em.

11

Chuyên đề 2

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Một phần của tài liệu Quyet_dinh_3822-Qd-BGDdT_Ve_viec_phe_duyet_cac_tai_lieu_truyen_thong_ve_phong__chong_dich_benh_COVID-19_va_cong_tac_y_te_trong_truong_hoc_13c7a84320 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)