- Theo quy định hiện nay của Bộ Y tế thì xét nghiệm khẳng định chắc
12.1.2. Nguồn truyền bệnh
- Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây truyền bệnh (nguồn lây). Nguồn lây chủ yếu là những bệnh nhân bị lao phổi ho khạc ra đờm có vi khuẩn lao và lây từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc. Một người bệnh mỗi năm có thể làm lây bệnh cho 10-15 người khác.
- Người bị lao phổi có ho khạc, tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm bằng phương pháp soi trực tiếp là nguồn lây nguy hiểm nhất (nguồn lây chính).
12.1.3. Đường lây truyền
- Nhiễm lao là giai đoạn đầu tiên khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương đặc hiệu (thường ở phổi). Đa số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng; cơ thể hình thành dị ứng và miễn dịch chống lao.
51
- Không phải tất cả những người nhiễm lao đều bị mắc bệnh lao mà chỉ có một số ít người bị mắc bệnh lao do sức đề kháng của cơ thể yếu (10%). Những trường hợp mắc bệnh lao thì 80% sẽ bị bệnh trong 2 năm đầu, kể từ khi bị nhiễm và một nửa số bệnh nhân này sẽ trở thành nguồn lây mới, tiếp tục lây nhiễm cho người lành.
- Những nguyên nhân làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút là: Bị nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, người mắc các bệnh mạn tính...
- Khi bị nhiễm lao phối hợp với HIV thì khả năng chuyển sang bệnh lao ít nhất cũng gấp 3 lần (30%) những trường hợp chỉ có nhiễm lao.
- Bệnh lao có thể xẩy ra rất sớm ngay trong giai đoạn nhiễm lao, trẻ càng nhỏ thì bệnh lao càng dễ xẩy ra.