ĐÁNH GIÁ QUẢN LÍ THUẾ XNK TẠI CHI CỤC THUẾ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu đề tài Quản lí Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Thuế Hà Nội giai đoạn 2015-2021 và định hướng đến năm 2025 (Trang 28 - 31)

3.1 Thành công

Thứ nhất, cơ quan (bao gồm lãnh đạo và cán bộ quản lý thu thu thuế tại cục thuế), thay đổi đáng kể về tư duy quản lý, phương pháp quản lý: từ coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành bạn đồng hành, đối tác hợp tác (lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và sửa đổi ngay); từ tận thu cho ngân sách nhà nước sang thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu; từ thủ công truyền thống sang điện tử tự động; từ tiền kiểm sang hậu kiểm... Đồng thời trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cán bộ công chức tại chi cục được bồi dưỡng qua các lớp đào tạo nâng cao của Tổng cục, thích ứng với công nghệ và phương pháp quản lý mới.

Thứ hai, công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công tác quan trọng nhằm đảm bảo số thu thuế, hoàn thành chỉ tiêu thuế được giao. Công tác thu thuế nhập khẩu do đội Quản lý

Thuế tại Chi cục luôn được thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ được quy định trong Luật. Để tiến hành thu thuế nhập khẩu một hệ thống quản lý thuế, được thiết lập và vận hành từ Tổng Cục thuế đến các Chi cục, bên cạnh đó Kho bạc Nhà nước và hệ thống các Ngân hàng hỗ trợ trong việc tiếp nhận các khoản thu, nộp vào ngân sách Nhà nước đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin thu nộp, tạo điều kiện cho việc thông quan hàng hóa được nhanh chóng hơn...

Năm Tổng số thu ( tỷ VND) So với kế hoạch được giao (%) So với cùng kì năm trước (%) 2017 3512,84 90,45 1,03 2018 3786,83 95,1 1,05 2019 4256,40 106,74 1,12 2020 3934,97 102,18 0,95 2021 4023,82 105,87 1,03

Bảng 1.1: Tình hình thu thuế XNK tại Cục thuế Hà Nội 2017-2021

Thứ ba, giai đoạn nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2021 là giai đoạn có nhiều biến động về chính sách liên quan trực tiếp đến công tác quản lý thuế của Ngành. Các số thu nộp ngân sách Nhà nước tăng đều và tương đối ổn định qua các năm từ 2017-2019. Trong giai đoạn từ 2020-2021 số thu thuế giảm đáng kể do tình hình của đại dịch Covid-19 khiến cho số thu có thời điểm chưa vượt qua được cùng kì chỉ tiêu năm trước. Trong năm 2020, 2021 kinh tế thế giới nói chung còn nhiều khó khăn, kinh tế trong nước cũng không ngoài xu thế đó, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất còn cao; số doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất tăng cao, chính sách thuế, lệ phí đối với mặt hàng ô tô không ổn định dẫn đến việc tiêu thụ ô tô khó khăn. Thêm vào đó sức tiêu thụ sản phẩm cũng thấp, số lượng sản phẩm tồn rất lớn. Như vậy, đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu NSNN. Với tình hình đại dịch dần dần được kiểm soát, Cục thuế có kể hoạch sẽ hoàn thành được 100% chỉ tiêu được giao. Năm 2021 Cục Thuế thành phố Hà Nội đã thu được 14.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6% tổng thu và 22,5% thu từ hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu. Để việc thu thuế trên nền tảng số được hiệu quả, ngay từ đầu năm Cục Thuế Hà Nội xây dựng, hoạch định các chương trình, kế hoạch triển khai chi tiết. Cùng với đó, rà soát, nhận diện mô hình hoạt động, dòng tiền của các hoạt động thương mại điện tử. Từ đó, thực hiện phân loại các nhóm đối tượng quản lý và xác định biện pháp cụ thể đối với từng nhóm. Ngoài ra, Cục Thuế Hà Nội cũng triển khai đồng bộ các phương án xây dựng cơ sở dữ liệu; phối hợp với các ngân hàng, trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển để thu thập cơ sở dữ liệu, thực hiện phân tích, phân loại người nộp thuế vào từng nhóm đối tư ợng để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.

Thứ tư, Cục thuế đã thực hiện tốt mục tiêu chung của ngành, tập trung nguồn lực để phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cấp trên giao các năm 2015. Thu thuế công khai, minh bạch và đạt hiệu quả cao theo phương châm “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả”. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp XNK; không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa Chi cục và doanh nghiệp. Điều này được thể hiện cụ thể qua mức độ tăng dần ở một số chỉ tiêu quản lý trên địa bàn XNK thành phố Hà Nội: số doanh nghiệp làm thủ tục tăng và kim ngạch XNK tăng nhanh trong 5 năm. Doanh nghiệp là

nền tảng của sự phát triển nền kinh tế quốc dân, vì vậy cần phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì nền kinh tế đất nước mới phát triển nhanh, bền vững được.

Như vậy, nhìn chung công tác quản lí của Cục thuế Hà Nội đã đặt được những thành công nhất định trong những năm vừa qua. Có thể nói đó là những nỗ lực rất lớn của toàn thể ban chỉ đạo, cán bộ ban ngành trong chi cục để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được đề ra, qua đó xây dựng hình ảnh một chi cục hoàn thiện trong mắt người dân và doanh nghiệp trong khu vực. Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là rất lớn, nhưng công tác quản lí và hỗ trợ doanh nghiệp vẫn được hoàn thành nhanh chóng và chính xác, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc đẩy mạnh thu NSNN của thành phố.

3.2 Hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý thuế XNK tại Cục thuế Hà Nội còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Đối với các khoản nợ thuế quá hạn hiện vẫn chưa đề xuất cơ chế hữu hiệu để tổ chức thu hồi có hiệu quả, gây ảnh hưởng đến kế hoạch thu NSNN của thành phố.

- Chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hải quan hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới. Cán bộ có trình độ chuyên sâu về công tác quản lý thuế còn thiếu. Tình trạng lỗi phần mềm quản lý do thao tác vận hành sai đôi khi vẫn xảy ra dẫn đến chậm trễ trong giải quyết thủ tục, khiếu nại của doanh nghiệp.

- Tốc độ giải quyết các khiếu nại còn nhiều chậm trễ và tồn đọng, dẫn đến khó khăn trong việc xử lí các tình trạng còn nợ tồn đọng, nợ xấu. Ảnh hưởng đến hình ảnh của Chi cục đối với các doanh nghiệp trong khu vực.

3.3 Nguyên nhân thành công

Thứ nhất, với việc linh hoạt trong công tác quản lý thu ngân sách, sự chủ động vào cuộc của Cục Thuế TP. Hà Nội đã giúp tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người nộp thuế, tạo sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế, nhờ đó tiến độ thu ngân sách vẫn đang đảm bảo theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

Thứ hai, trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội, kể cả hộ kinh doanh lâu năm cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi phải thay đổi cách thức hoạt động liên tục để thích ứng với tình hình mùa dịch, có doanh nghiệp thậm chí phải tạm dừng hoạt động để thực hiện công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ và thành phố. Chia sẻ với những khó khăn của các hộ kinh doanh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/2021/NP-CP triển khai gói 26.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Để gói hỗ trợ này đến được với các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng, Cục Thuế TP. Hà Nội đang đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các hộ trên địa bàn để làm thủ tục.

Thứ ba, đơn vị đã xây dựng các nội dung tuyên truyền thông qua các video clip, văn bản, bài viết, hình ảnh để thực hiện tuyên truyền Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, về các thủ tục, điều kiện gia hạn để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người nộp thuế được biết, thụ hưởng các chính sách đúng đối tượng một cách hiệu quả qua các báo, đài, qua website của cục thuế, qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, youtube... đồng thời gửi thư điện tử trực tiếp tới

100% doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Theo báo cáo của Cục Thuế TP. Hà Nội, khoảng 170.000 doanh nghiệp trên địa bàn đã được hỗ trợ thông qua các buổi hỗ trợ này. Số lượng câu hỏi được gửi đến và được cơ quan thuế trả lời đã tăng gấp 5 lần so với những hội nghị tổ chức trực tiếp trước đây. Do tổ chức trực tuyến, người nộp thuế có thể ngồi ở nhà để theo dõi và đặt câu hỏi, cũng như vướng mắc mà doanh nghiệp mình, cá nhân mình gặp phải nên lượng câu hỏi gửi về khá nhiều, với nhiều đối tượng khác nhau.

Có thể thấy để đặt được những thành công nhất định, các cấp ngành ban lãnh đạo đã luôn sát sao, theo dõi tình hình và hỗ trợ doanh nghiệp kể cả trong những thời điểm khó khăn như đại dịch Covid toàn cầu. Từ đó thúc đẩy được các doanh nghiệp có hướng đi đúng và hoàn thành đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.

3.4 Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế còn tồn tại có nguyên nhân khách quan là do đặc thù lịch sử để lại (chính sách ân hạn thuế của Nhà nước: đưa ra cơ chế tối đa hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh và phát triển, đó là doanh nghiệp được ân hạn thuế tối đa đến 275 ngày; cơ chế thông quan không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến dễ bị lợi dụng chây ỳ, trốn thuế; hiệu quả công tác kết nối thông tin nộp thuế với Kho bạc nhà nước và Ngân hàng chưa thật sự tốt) và điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh, hàng hóa tồn kho lớn và nguyên nhân chủ quan là do con người thực hiện, là sự thiếu đồng bộ của hệ thống quản lý.

Bản thân cơ quan quản lý là Cục thuế thành phố cũng chưa nhận diện hết các tình huống phát sinh trong thực tế nên cũng phải chỉnh sửa khá nhiều trên hệ thống quản lý mới để đảm bảo tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp đồng thời cũng phù hợp hơn với thực tiễn. Ngoài ra việc chỉnh sửa khá nhiều trên hệ thống quản lí cũng làm phát sinh những tình huống: doanh nghiệp bị thông báo tăng số nợ do lỗi tích hợp phần mềm, do chậm trễ cập nhật chứng từ nộp thuế.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÍ

Một phần của tài liệu đề tài Quản lí Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Thuế Hà Nội giai đoạn 2015-2021 và định hướng đến năm 2025 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w