Giải pháp hoàn thiện quản lí thuế XNK tại Cục Thuế Hà Nội

Một phần của tài liệu đề tài Quản lí Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Thuế Hà Nội giai đoạn 2015-2021 và định hướng đến năm 2025 (Trang 33 - 36)

2.1 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức của đại dịch COVID-19 đại dịch COVID-19

Kinh tế Việt Nam và thế giới tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch COVID- 19. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở nhiều khu công nghiệp trên cả nước, rất nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp logistics và vận tải hiện đang đối diện nguy cơ đứt gãy và bị gián đoạn hàng loạt các chuỗi cung ứng hàng hóa và liên kết sản xuất trong nước, kéo theo tăng áp lực bảo đảm an sinh xã hội.

Như vậy, để các DN có thể phát triển vượt qua đại dịch, cần đòi hỏi cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng thực thi của hệ thống chính quyền cấp cơ sở, tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm gánh nặng thanh tra, kiểm tra và chi phí không chính thức cho các DN. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát tham nhũng, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công, hoàn thiện hệ thống thủ tục, quy định và nâng cấp mạnh mẽ chất lượng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nhà nước các cấp.

Đặc biệt, cần rà soát loại bỏ các quy định đang gây áp lực về chi phí cho DN, đơn giản hóa tối đa quy trình hành chính hiện tại, hoặc xem xét áp dụng các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên (như trường hợp vừa áp dụng với việc xuất khẩu vải thiều), đẩy nhanh quy trình, thủ tục nhập về các mặt hàng thiết yếu và xuất các sản phẩm nông sản, xuất các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí ở các khâu thực hiện trong nước; giảm thiểu thực tế các chi phí tuân thủ trong quản lý nhà nước và tiết giảm hoặc tối ưu được dòng tiền chi ra để vượt qua khó khăn. Sự nhũng nhiễu DN trong điều kiện bình thường đã cần lên án, thì trong bối cảnh dịch COVID-19 càng không thể chấp nhận được và cần được nhận diện, xử lý nghiêm khắc, kịp thời.

2.2 Xử lí các khó khăn, thách thức còn tồn đọng để thúc đẩy các doanh nghiệp trong việc thu thuế XNK việc thu thuế XNK

Theo Tổng cục Thuế, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục tạo đà cho các năm tiếp theo hoàn thành tốt các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước năm 2022 có nhiều khó khăn, thách thức đan xen, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, toàn ngành Thuế phải đoàn kết, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chủ động thích ứng, vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác thuế năm 2022 với các mục tiêu cụ thể.

Theo đó, ngành Thuế sẽ tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế, góp phần giúp người nộp thuế duy trì, phục hồi, đồng thời tăng cường quản lý thu ngân sách ngay từ đầu năm để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022 đã được giao.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030, tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế; thực hiện tốt chương trình xây dựng thể chế, chính sách pháp luật về quản lý thuế và chính sách thuế, kịp thời triển khai áp dụng các văn bản, chính sách pháp luật vào cuộc sống, đảm bảo minh bạch, công bằng; triển khai hoá đơn điện tử trên phạm vi cả nước; tinh gọn, kiện toàn bộ máy cơ quan thuế các cấp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế và công tác quản lý hoàn thuế; tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thuế điện tử; xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên cơ sở phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, tập trung thanh tra, kiểm tra, chống thất thu đối với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao, các doanh nghiệp hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp được miễn, giảm thuế, doanh nghiệp có hoạt động liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, chuyển nhượng vốn, thương hiệu, dự án... Nâng cao chất lượng và đổi mới phương thức thực hiện thanh tra, kiểm tra trong điều kiện dịch bệnh phức tạp góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, các cục thuế phải triển khai giao chỉ tiêu thu nợ đến từng phòng, từng đội thuế, từng công chức quản lý chi tiết nhiệm vụ cho từng tháng, quý và cả năm; thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, phấn đấu giảm tỷ lệ tổng nợ trên tổng số thu. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạm chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, các cục thuế cũng phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ công chức trong thực thi công vụ và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, có đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước.

2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí thuế

Những năm vừa qua, người ta nhận thấy sự nỗ lực không nhỏ từ Chính phủ, đến các cấp ngành trong việc cải thiện thủ tục, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để trả lời câu hỏi này, trong đó có ngành Thuế. Không chỉ phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kê khai, nộp thuế, nhắc nợ đối với tổ chức (doanh nghiệp), Tổng cục Thuế cũng đang đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến người nộp thuế là cá nhân.

Từ 2017 đến nay, Tổng cục Thuế đã triển khai khai thuế điện tử với cá nhân cho thuê nhà. Theo đó, người nộp thuế dùng mã xác thực OTP được gửi qua tin nhắn để xác thực tờ khai gửi đến cơ quan thuế. Việc triển khai đã tạo thuận lợi tốt và nhận được những phản ánh tích cực từ người nộp thuế trong quá trình kê khai và gửi tờ khai.

Hiện các loại thuế có thể triển khai như khai và nộp lệ phí trước bạ ô tô xe máy, chuyển nhượng bất động sản, thông báo tờ khai lỗi, hoàn thuế… Đặc biệt quyết toán thuế thu nhập cá nhân, hàng năm đến hạn 31/3 người nộp thuế là cá nhân vẫn phải đến trực tiếp cơ quan thuế để nộp tờ khai gây hiện tượng ùn tắc, quá tải cho cơ quan thuế…Trong khi đó, với doanh nghiệp thì việc kê khai, nộp thuế được xác thực bằng chữ ký số. Khi người nộp thuế chưa có chữ ký số thì việc cung cấp dịch vụ kê khai, nộp thuế cho cá nhân thông qua xác thực tin nhắn OTP là rất cần thiết. Không chỉ thế, việc gửi tin nhắn xác thực OTP cũng mang tính chất bảo mật dữ liệu cá nhân cho người nộp thuế khi tin nhắn chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn, được gửi tới số di động của chính người nộp thuế.

Tính đến năm 2019, Tổng cục Thuế đã hoàn thành triển khai tích hợp dịch vụ nộp thuế điện tử dành cho doanh nghiệp lên Cổng dịch vụ công quốc gia đồng thời công bố chuẩn kết nối để triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân qua internet banking của các ngân hàng. Hiện nay có 7 ngân hàng đã cung cấp dịch vụ này gồm: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, VPBank, BIDV, MBBank, TPBank. Đến hết năm 2019, có 99,86% số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, 99,49% số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử, 89,77% số doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử. Người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hành chính thuế qua mạng internet; từ đó, giảm được các chi phí đi lại, giảm thời gian thực hiện các thủ tục tiếp nhận hồ sơ thuế, người dân không phải nộp thuế trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Đặc biệt, việc người nộp thuế không phải tập trung đông tại cơ quan thuế, nhất là vào kỳ cao điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế, nộp báo cáo tài chính đang đến gần (là kỳ cao điểm nhất trong năm) có ý nghĩa không nhỏ trong trong trong việc tránh được nguy cơ lây lan bệnh dịch thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Nộp thuế điện tử qua Etax Mobile

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1874/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, trong đó mục tiêu cơ bản đến năm 2025 có 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả các thiết bị di động. Để hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân tiếp cận với các dịch vụ cơ quan thuế cung cấp, Tổng cục Thuế đã mở rộng ứng dụng Etax trên nền tảng web sang Etax trên nền tảng thiết bị di động (Etax Mobile).

Ứng dụng Etax Mobile ra đời đã thể hiện nỗ lực của ngành Thuế trong thực hiện cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, với mục tiêu là hướng đến người nộp thuế làm trung tâm để phục vụ người nộp thuế được tốt hơn, nhất là người nộp thuế là cá nhân.

Thay vì trước đây việc có được các thông tin về nghĩa vụ thuế thông qua gặp trực tiếp, gọi điện, gửi mail cho cơ quan thuế, hoặc tra cứu một số thông tin công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thì nay chỉ với một thiết bị điện tử có kết nối Internet (điện thoại, máy tính bảng), người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể chủ động, nhanh chóng hơn trong việc tra cứu các thông tin về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế xuất nhập khẩu (TXNK) và thực hiện nghĩa vụ thuế của mình với nhiều tính năng tiện ích và dễ dàng sử dụng trên ứng dụng Etax Mobile.

Đối với nhóm chức năng thiết lập hệ thống sử dụng, Etax Mobile hỗ trợ người nộp thuế thao tác đăng ký tài khoản thuế điện tử và xác thực đăng nhập an toàn mật khẩu, vân tay hoặc xác thực khuôn mặt (Face ID) ngay trên điện thoại thông minh, hoặc máy tính bảng của mình. Khi đăng nhập thành công vào ứng dụng, người nộp thuế có thể thiết lập cá nhân hóa giao diện, chọn các chức năng muốn hiển thị trên trang chủ ứng dụng và bật kênh nhận thông báo phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Ứng dụng Etax Mobile đặc biệt thích hợp với người dùng là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Sử dụng Etax Mobile, cá nhân có thể tra cứu thông tin hộ khoán. Với tính năng này, người dùng có thể tra cứu được thông tin chi tiết của hộ khoán khi nhập các điều kiện tìm kiếm, bao gồm MST, tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, chọn loại danh sách, kỳ lập bộ. Khi nhập các điều kiện tìm kiếm, hệ thống sẽ hiển thị danh sách thông tin hộ khoán theo điều kiện tra cứu, người dùng có thể chọn 1 bản ghi hệ thống hiển thị thông tin chi tiết của hộ khoán trong danh sách.

Về tính năng nộp thuế, người nộp thuế được cung cấp chi tiết về số thuế cần thanh toán, truy vấn thông tin khoản nộp, kiểm tra và có thể sửa số tiền nộp so với kết quả tra cứu được. Người nộp thuế được hỗ trợ nộp thuế khoán bằng phương thức điện tử. Nhờ việc liên kết trực tiếp với ứng dụng thanh toán của các ngân hàng thương mại, giúp đảm bảo thanh toán nhanh và đúng số thuế cần phải nộp.

Ngoài ra, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, cá nhân cho thuê tài sản, cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh sau khi nộp tờ khai thuế hàng tháng, hoặc quý hoặc theo từng lần phát sinh, hoặc theo năm, đã nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế sau khi khai thuế điện tử, hoặc sau khi nộp hồ sơ giấy, có thể tra cứu nghĩa vụ thuế phát sinh trên Etax Mobile và thực hiện nộp thuế điện tử như đối với hộ khoán.

Trong bối dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc ngành Thuế cung cấp hình thức giao dịch, nộp thuế điện tử cho người dân sẽ hạn chế tiếp xúc trực tiếp trong các giao dịch, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch trong cộng đồng. Về lâu dài, việc thanh toán không dùng tiền mặt được đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội, sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng hơn

Một phần của tài liệu đề tài Quản lí Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Thuế Hà Nội giai đoạn 2015-2021 và định hướng đến năm 2025 (Trang 33 - 36)