Cấu tạo Arduino Mega 2560

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu CHUYỂN đổi ĐỘNG cơ TĨNH tại sử DỤNG bộ CHẾ hòa KHÍ THÀNH ĐỘNG cơ PHUN LPG điều KHIỂN điện tử (Trang 38)

Hình 2. 8: Cấu tạo của Arduino Mega 2560 2.2.2.1. Chân điều khiển

RESET: Arduino Mega 2560 có sẵn mạch reset với nút ấn để thiết lập lại hệ thống và chân này có thể được sử dụng khi kết nối các thiết bị khác để thiết lập lại bộ điều khiển.

XTAL1, XTAL2: Thạch anh(16Mhz) được kết nối với xung clock cung cấp cho bộ điều khiển.

AREF: Chân này được dùng khi sử dụng ADC để chuyển đổi tín hiệu với điện áp tham chiếu bên ngoài mà không muốn sử dụng điện áp tham chiếu nội bộ 1.1V hoặc 5V.

2.2.2.2. Các chân Digital (70)

Chân số: Từ 0-53 (số) và 0-15 (tương tự) có thể được sử dụng làm đầu vào hoặc đầu ra cho thiết bị được thiết lập bằng các hàm Mode (), digtalWrite (), digitalRead ().

Ứng dụng: Thiết bị đầu ra: Relay, LED, buzzer, LCD và các thiết bị khác. Thiết bị đầu vào: Nút ấn, cảm biến siêu âm, cần điều khiển và các thiết bị khác.

2.2.2.3. Chân analog tương tự (16)

Từ 0-15 có thể được sử dụng như chân đầu vào tương tự cho bộ ADC, nếu không sử dụng nó hoạt động như chân digital bình thường. Nó được thiết lập bởi các hàm pinMode () khai báo chân, analogRead () để đọc trạng thái chân và nhận giá trị kỹ thuật số cho tín hiệu analog. Lưu ý phải cẩn thận để lựa chọn điện áp tham chiếu bên trong hoặc bên ngoài và chân Aref.

Ứng dụng: Thiết bị đầu vào: Cảm biến nhiệt độ, cảm biến (như ldr, irled và độ ẩm) và các thiết bị khác.

2.2.2.4. Chân có chức năng thay thế

Chân SPI: Chân 22-SS, 23_SCK, 24-MOSI, 25-MISO các chân này được sử dụng cho giao tiếp nối tiếp với giao thức SPI để liên lạc giữa 2 thiết bị trở lên. Ứng dụng: Lập trình điều khiển AVR, giao tiếp với những người khác ngoại vi như LCD và thẻ SD.

Chân I2C: Chân 20 cho SDA và 21 cho SCK (Tốc độ 400khz) để cho phép liên lạc hai dây với các thiết bị khác. Hàm được sử dụng là wire.begin () để bắt đầu chuyển đổi I2C, với wire.Read () để đọc dữ liệu i2c và wire.Write () để ghi dữ liệu i2c.

PWM chân: Chân 2-13 có thể được sử dụng như đầu ra PWM với hàm analogWrite () để ghi giá trị pwm từ 0-255. Ứng dụng: Thiết bị đầu ra để điều khiển tốc độ của động cơ, ánh sáng mờ, pid cho hệ thống điều khiển hiệu quả.

Chân USART: Chân 0 - RXD0, chân 1 - TXD0, Chân 19 - RXD1, chân 18 - TXD1, Chân 17 - RXD2, chân 16 - TXD2, Chân 15 - RXD3, chân 14 - TXD3. Chân này được sử dụng cho giao tiếp nối tiếp giữa bo mạch với máy tính hoặc hệ thống khác để chia sẻ và ghi dữ liệu. Nó được sử dụng với hàm serialBegin () để cài đặt tốc độ truyền và bắt đầu truyền thông với serial.Println () để in mảng ký tự (mảng char) ra thiết bị khác. Ứng dụng: Bộ điều khiển truyền thông và máy tính.

Chân ngắt: Chân digital ( 0, 22, 23, 24, 25, 10, 11, 12, 13, 15, 14) hoặc chân analog (6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15). Chân này được sử dụng để ngắt. Để kích hoạt chân ngắt phải cài đặt bật ngắt toàn cục. Ứng dụng: Bộ mã hóa vòng quay, nút bấm dựa trên ngắt và các nút khác.

2.2.2.5. Các phần của Arduino Mega

Giắc cắm nguồn DC: Cấp nguồn cho Arduino Mega từ 7-12V qua cổng này. Arduino Mega R3 có bộ điều chỉnh điện áp nguồn cấp 5V và 3.3V cho bộ điều khiển Arduino và bộ cảm biến.

AVR 2560: Đây là vi điều khiển chính được sử dụng để lập trình và chạy tác vụ cho hệ thống. Đây là bộ não của hệ thống để điều khiển tất cả các thiết bị khác trên mạch.

ATmega8: Vi điều khiển này được sử dụng để liên lạc giữa bộ điều khiển chính và các thiết bị khác. Bộ điều khiển này được lập trình cho giao tiếp USB và các tính năng lập trình nối tiếp.

ICSP 1 (ATmega8) và 2 (AVR 2560): Nó có các tính năng của lập trình sử dụng bus nối tiếp với lập trình AVR sử dụng giao tiếp SPI. AVR 2560 được lập trình để chạy hệ thống và ATmega 8 được lập trình để liên lạc và lập trình nối tiếp.

Về thông số kỹ thuật của Arduino Mega 2560 sẽ được nếu ở chương 3.

2.3. Tính toán các thông số ảnh hưởng quá trình cháy của LPG

2.3.1. Tỷ số không khí/nhiên liệu (A/F)

2.3.1.1. Đối với động cơ đánh lửa cưỡng bức [6]

Khi đốt cháy 1kg nhiên liệu, các thành phần c của C, h của H2 sẽ chuyển thành CO2 và H2O theo các phương trình phản ứng sau:

C + O2 => CO2

H2 + 0.5 O2 => H2O

Giả sử 1kg nhiên liệu lỏng gồm có: c kg C, h kg H2 và Onl kg O2, ta có thể viết: 12kg C +32kg O2 = 44kg CO2 (2.1)

2kg H2 + 16kg O2 = 18kg H2O (2.2) Chia 2 vế ở trên và ở dưới lần lượt cho 12 và 2, ta được:

ckgC + 83 ckgO2 + 113 ckgCO2 (2.3) hkgH2 + 8hkgO2 = 9 hkgH2O (2.4)

Nếu gọi O’o (kg/kg) là lượng O2 lý thuyết cần thiết đốt cháy 1kg nhiên liệu, ta có:

O0=8

3c+8honl(kg/kg nhiênliệu) (2.5)

Lượng O2 dùng để đốt nhiên liệu trong buồng cháy động cơ là lượng O2 trong không khí. Không khí gồm hai thành phần chính là: O2 và N2. Tính theo thành phần khối lượng không khí khô: O2 chiếm 0,232 (23,2%) còn N2 chiếm ≈ 76,8%. Do đó lượng không khí lý thuyết cần để đốt cháy 1kg nhiên liệu là L0 (kg không khí/kg nhiên liệu) sẽ là: LO= O0 0,232= 1 0,232( 8 3c+8honl)(kg khôngkhí/kgnhiênliệu) (2.6)

2.3.1.2. Đối với động cơ phun LPG [12]

Lượng cung cấp LPG vào động cơ được quyết định bởi thời gian nhấc kim phun.

Nhiên liệu LPG gồm có 50% Propane (C3H8) và 50% Butane (C4H10) nên thành phần khối lượng của C và H là: 0,823 C và 0,177 H, không có thành phần Oxy trong nhiên liệu nên Onl = 0.

Thay vào công thức trên:

LO= 1

0,232(83×0.823+8×0,177−0)=15,56(kgkhôngkhí/kgnhiênliệu)(2.7)

Nếu lượng không khí thực tế đưa vào động cơ để đốt 1kg nhiên liệu là L (kg không khí/kg nhiên liệu), gọi  là hệ số dư lượng không khí, thì:

¿ L L0=

L

15,5(2.8)

2.3.2. Một số thông số ảnh hưởng quá trình phun

Gọi maLPG là khối lượng không khí nạp vào trong xylanh dùng để đốt cháy LPG, mLPG là khối lượng nhiên liệu LPG cung cấp vào xylanh. Khi đó, để phản ứng đốt cháy nhiên liệu xảy ra hoàn toàn theo lý thuyết thì:

mLPG=maLPG

15,56(2.9)

Một yếu tố quan trọng trong điều khiển phun LPG là phải xác định được khối lượng không khí đi vào xylanh. Lượng LPG tương ứng sẽ được tính toán để bảo đảm tỷ lệ hòa khí mong muốn. Trên thực tế, chúng ta không thể đo chính xác khối lượng không khí đi vào từng xylanh. Vì vậy, khi điều khiển động cơ phun LPG, người ta thường dựa trên lưu lượng không khí đi qua đường ống nạp tính bằng khối lượng.

Có hai phương pháp để xác định khối lượng không khí: Trong phương pháp trực tiếp, khối lượng không khí được đo bằng cảm ứng dây nhiệt (airmass sensor). Trong phương pháp gián tiếp, người ta sử dụng cảm biến đo thể tích không khí (dùng cảm biến đo gió loại cánh trượt, cảm biến Karman...) hoặc cảm biến đo áp suất trên đường ống nạp (MAP sensor), sau đó phối hợp với cảm biến đo nhiệt độ khí nạp và cảm biến đo tốc độ động cơ để tính toán khối lượng không khí. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tốc độ - tỉ trọng.

Đối với một thể tích không khí V ở điều kiện nhiệt độ T và áp suất P, tỉ trọng của không khí được xác định bởi:

da=Ma

V (2.10)

Trong đó: Ma là khối lượng không khí của thể tích V. Hay:

Ma=daV (2.11)

Như vậy, lưu lượng không khí tính bằng khối lượng Rm có thể suy ra từ lưu lượng không khí tính bằng thể tích Rv:

Rm=Rvda(2.12)

Phối hợp cảm biến đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp và nhiệt độ khí nạp, máy tính có thể xác định tỉ trọng da theo công thức:

da=d0 p T0

p T0

(2.13)

Trong đó:

do: tỉ trọng của không khí ở điều kiện áp suất khí quyển ở mực nước biển po =1 atm và nhiệt độ trong phòng To = 293oK.

Lưu lượng không khí tính bằng thể tích đi qua piston ga thường được dựa vào cảm biến tốc độ động cơ: Rv= n 60 D 2 ηv(2.14) Trong đó: D: dung tích xylanh. v: hiệu suất nạp tính bằng thể tích.

v: có giá trị thay đổi từ 0 đến 1, phụ thuộc vào áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp và tốc độ động cơ, thông thường được xác định bằng thực nghiệm (khoảng 0,7 – 0,9) và được ghi vào EPROM.

Vì vậy, lưu lượng không khí tính bằng khối lượng lúc này sẽ bằng:

Rm= n 60 D 2 ηv×d0× p p0× T0 T (2.15)

Như vậy, trong quá trình làm việc của động cơ với hệ thống phun LPG D - Jetronic (sử dụng MAP sensor), lưu lượng không khí tính bằng khối lượng đi qua piston ga được xác định chủ yếu bởi các cảm biến: tốc độ động cơ, áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp và nhiệt độ khí nạp.

Từ đó, lượng nhiên liệu cần phun vào một xylanh: mLPG= Rm (A/F)d= maLPG 15,5 (2.16) Với:

(A/F)d: là tỉ lệ hòa khí mong muốn, (A/F)d = 15.5 Rm = maLPG: Khối lượng không khí di qua piston ga.

Thời gian mở kim phun căn bản sẽ phụ thuộc vào lưu lượng của kim phun Rinj:

tb=mLPG Rimj (2.17)

2.3.3. Quan hệ giữa lưu lượng không khí và lưu lượng nhiên liệu

Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến tính năng của động cơ chạy bằng hỗn hợp khí biogas-syngas-hydrogen. Đây là những nhiên liệu chính thu được từ sinh khối và điện phân nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai thông số chính cần điều chỉnh là hệ số tương đương và góc đánh lửa sớm. Cùng chế độ vận hành động cơ, khi thành phần nhiên liệu thay đổi thì tỉ lệ nhiên liệu/không khí cũng như góc đánh lửa sớm phải thay đổi theo cho phù hợp.

Bảng 2.1 giới thiệu tỉ lệ không khí/nhiên liệu tính theo khối lượng và tính theo mol ứng với điều kiện cháy hoàn toàn lý thuyết (f=1). LPG có tỉ lệ không khí/nhiên liệu cao nhất trong các loại nhiên liệu nghiên cứu trong công trình này. Syngas có tỉ lệ không khí/nhiên liệu bé nhất. Tỉ lệ không khí/nhiên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số của hệ thống phun.

Bảng 2. 1: Các loại nhiên liệu sử dụng trong nghiên cứu

Nhiên

liệu mol/mol Mnl (g/mol)

mkk/mnl (kg/kg) Vkk/Vnl (mol/mol) H 100H2 2 34.78 2.4 CH4 100CH4 16 17.39 9.52 LPG 50C3H8-50C4H10 51 15.69 27.59 B1 60CH4-40CO2 27.2 6.14 5.76 B2 70CH4-30CO2 24.4 7.98 6.71 B3 80CH4-20CO2 21.6 10.31 7.68 S1 25CO-10CH4-8H2-5CO2- 52N2 25.52 2 1.76 S2 20CO-12CH4-10H2- 8CO2-50N2 25.24 2.15 1.87

S3 15CO-18CH4-12H2-

10CO2-45N2 24.32 2.83 2.37

HH 1 50B1-30S1-20H 21.66 5.2 3.88

HH 2 40B2-50S2-10H 22.58 4.96 3.86

HH 3 30B3-60S3-10H 21.27 5.41 3.97

Hình 2.9 giới thiệu sơ đồ tiết diện lưu thông trên đường nạp khi thay đổi vị trí bướm ga. Góc đóng bướm ga thay đổi từ 0 (bướm ga mở hoàn toàn) đến 60 (bướm ga đóng hoàn toàn). Tiết diện lưu thông của dòng khí có thể được xem là hiệu số tiết diện hình tròn và hình elip của bướm ga chiếu lên mặt phẳng vuông góc với trục đường nạp.

Hình 2. 9:Sơ đồ tiết diện lưu thông trên đường nạp qua bướm ga

Diện tích lưu thông qua bướm ga:

S(α)=π d

2

4 (1− sinα

sinαo) (2.18)

Bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy, lưu lượng không khí đi qua bướm ga được đơn giản hóa như sau:

mkk(α)=S(α)√2ρkk(p1−p2) (2.19) 0 10 20 30 40 0 10 20 30 40 50 60 mkk , m n l (g /s ) a () mkk m_B3 m_B2 m_HH1 m_S3 0 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40 50 60 vkk , vn l (l /s ) a() vkk v_B3 v_B2 v_HH1 v_S3 (a) (b)

bướm ga để đảm bảo (f=1 (rkk=1,293kg/m3, Dp=1000Pa, dnap=30mm)

Hình 2.10a và hình 2.10b biểu diễn biến thiên của lưu lượng không khí, lưu lượng nhiên liệu theo góc đóng a của bướm ga tính theo khối lượng và tính theo thể tích. 4 loại nhiên liệu được thể hiện trên hình vẽ gồm biogas B2, B3, syngas S3 và hỗn hợp nhiên liệu HH1. Lưu lượng không khí được tính theo biểu thức (2.19). Lượng lượng nhiên liệu được xác định theo mối quan hệ tương ứng cho ở bảng 1. Tính toán được thực hiện trong điều kiện tiêu chuẩn với khối lượng riêng không khí rkk = 1,293kg/m3, Dp = 1000Pa và đường kính ống nạp dnap = 30mm. Chúng ta thấy biến thiên lưu lượng không khí, nhiên liệu giảm theo nhánh hình sin, giảm chậm khi bướm ga gần đóng hoàn toàn. Để đảm bào điều kiện cháy hoàn toàn lý thuyết, lưu lượng syngas cao nhất trong 4 loại nhiên liệu được chọn.

0 4 8 12 16 20 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 V n l ( l/ s) p_phun (bar) V_CH4 V_LPG V_B1 V_B2 V_B3 V_S1 V_S2 V_S3 V_HH1 V_HH2 V_HH3

Hình 2. 11:Biến thiên lưu lượng nhiên liệu ra khỏi vòi phun theo áp suất phun (dp=5mm)

Hình 2.11 biểu diễn biến thiên lưu lượng nhiên liệu ra khỏi vòi phun theo áp suất phun. Đường kính lưu thông của lỗ phun sử dụng trong tính toán là dp = 5mm. Chúng ta thấy đường cong lưu lượng nhiên liệu ra khỏi vòi phun có dạng parabol. Lưu lượng tăng nhanh khi áp suất bé và tốc độ tăng giảm dần ở áp suất phun cao. Cùng điều kiện phun thì lưu lượng CH4 cao nhất còn lưu lượng LPG thấp nhất trong các loại nhiên liệu nghiên cứu.

0 2 4 6 8 10 12 0 10 20 30 40 50 60 tp ( m s) a() tp_B3 tp_B2 tp_HH1 tp_S3 tp_LPG p_phun = 1,6 bar d_phun = 5mm 0 5 10 15 20 25 30 35 0 10 20 30 40 50 60 tp ( m s) a () tp_B3 tp_B2 tp_HH1 tp_S3 tp_LPG p_phun = 1,6 bar d_phun = 3 mm (a) (b) 0 10 20 30 40 50 60 0 10 20 30 40 50 60 tp ( m s) a() tp_B3 tp_B2 tp_HH1 tp_S3 tp_LPG p_phun = 0.5 bar d_phun = 3 mm (c)

Hình 2. 12:Biến thiên thời gian phun theo góc đóng bướm ga để đảm bảo f=1 khi pp=1,6bar, dp=5mm (a), pp=1,6bar, dp=3mm(b) và pp=0,5bar, dp=3mm (c)

Trên cơ sở lưu lượng không khí qua bướm ga, lưu lượng nhiên liệu qua vòi phun chúng ta có thể tính được thời gian phun theo góc đóng bướm ga α. Tính toán được thực hiện với tốc độ động cơ 3000 v/ph. Thời gian kỳ nạp trong trường hợp này là 10ms (thời gian ứng với nửa vòng quay trục khuỷu). Hình 2.12a biểu diễn biến thiên thời gian phun theo góc đóng bướm ga a ứng với 4 loại nhiên liệu khảo sát khi áp suất phun 1,6 bar, đường kính lưu thông vòi phun 5mm. Chúng ta thấy trong điều kiện này, thời gian mở vòi phun ứng với LPG quá bé, nhỏ hơn xung tối thiểu mở vòi phun. Ứng với các loại nhiên liệu còn lại thì vòi phun có thể đảm bảo được cung cấp nhiên liệu ở khu vực tải lớn.

Khi giảm đường kính lưu thông của vòi phun xuống còn 3mm (hình 2.12b) thì thời gian mở vòi phun phù hợp với B2, B3, HH1. Đối với nhiên liệu S3 thời gian phun kéo dài vượt quá thời gian của kỳ nạp, do đó nhiên liệu được phun vào trong chu trình

trước được lưu lại trên đường nạp để hút vào cùng với không khí mới ở chu trình tiếp theo.

Khi giảm cả đường kính lưu thông của vòi phun và áp suất phun (hình 2.12c) (dp=3mm, pp = 0,5 bar) thì thời gian phun tăng, phù hợp với LPG nhưng lại không phù hợp với các loại nhiên liệu còn lại do thời gian phun kéo dài.

Như vậy khi sử dụng vòi phun LPG cho biogas, syngas, hydrogen hay hỗn hợp các loại nhiên liệu này chúng ta phải mở rộng tiết diện lưu thông của lỗ phun hay tăng áp suất phun. Trong trường hợp đó chúng ta có thể sử dụng vòi phun CNG có áp suất phun 5-10 bar hay vòi phun hydrogen có áp suất phun lên đến 14 bar. Tuy nhiên khi tăng áp suất phun chúng ta phải xử lý nhiều vấn đề liên quan đến lưu trữ nhiên liệu và an toàn. Do đó giải pháp phun kéo dài có tính khả thi hơn.

CHƯƠNG 3: CẢI TẠO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHUN XĂNG, ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ CHO ĐỘNG CƠ GX160

3.1. Lựa chọn thiết bị

3.1.1. Lựa chọn động cơ

3.1.1.1. Giới thiệu động cơ Honda GX160

Động cơ Honda GX160 là động cơ xăng có công suất nhỏ, chi phí lắp đặt không cao nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.

Hình 3. 1: Động cơ Honda GX160

Với những đặc điểm: nhỏ gọn, dễ dàng khởi động bằng tay do được trang bị bằng hệ thống nén dây, xylanh đặt nghiêng 25o so với phương nằm ngang làm giảm trọng lực trung tâm, nhờ đó giảm độ rung và tiếng ồn, công suất cực đại 4,0 kW nên

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu CHUYỂN đổi ĐỘNG cơ TĨNH tại sử DỤNG bộ CHẾ hòa KHÍ THÀNH ĐỘNG cơ PHUN LPG điều KHIỂN điện tử (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)