Thực tiễn và đề xuất giải pháp các quy định liên quan đến chấp hành hình phạt

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về HÌNH PHẠT và các BIỆN PHÁP tư PHÁP (Trang 31 - 36)

V. Các quy định liên quan đến chấp hành hình phạt 1 Cơ sở pháp lý

2. Thực tiễn và đề xuất giải pháp các quy định liên quan đến chấp hành hình phạt

hành hình phạt

a. Miễn chấp hành hình phạt

(1)Thực tiễn

Là các điều kiện mà pháp luật quy định nhằm thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo và tạo cơ hội cho người phạm tội có cơ hội sớm hòa nhập lại với cộng đồng và rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, các quy định mang tính định tính này do chưa được nhận thức một cách thống nhất trong thực tiễn áp dụng nên còn tồn tại vướng mắc:

Một là, xác định trường hợp người bị kết án lập công lớn: Theo quy định tại mục 2 của NQ 01/2007:

“Lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã … có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Qua quy định trên cho thấy, khái niệm có giá trị ở đây mang tính trừu tượng. Việc đánh giá có giá trị hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, thực tế áp dụng còn tồn tại nhiều sai sót chủ quan trong quá trình nhận xét, đánh giá người bị kết án từ đó dẫn đến việc đề nghị người không đủ điều kiện cũng như không đề nghị người có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 thì người bị kết án ngoài thỏa mãn các điều kiện cần là lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì cần phải thỏa mãn điều kiện đủ là người đó không còn nguy hiểm cho xã hội.

Căn cứ vào các bệnh lý khiến người bị bệnh không thể tự mình hoạt động được, mọi hoạt động thường nhật phải phụ thuộc vào người thân thì thông qua thực tế nhìn nhận có thể khẳng định rằng người này không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Tuy nhiên, người phạm tội có thể làm giả bệnh án để được miễn chấp hành hình phạt.

Ví dụ: Ông Nguyễn Lộc An, sinh năm 1965, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ

Thị trường trong nước, là người đã bị kết án 3 năm tù giam về tội buôn lậu nhưng đã “thoát” thi hành án (đi cải tạo) bằng một bộ hồ sơ bệnh ung thư giả. Chỉ sau 4 năm được miễn thi hành án, ông Nguyễn Lộc An đã được bổ nhiệm chức Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước và tại vị cho đến nay.

Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Lộc An cùng các đồng phạm đã lập hồ sơ L/C giả nhập hơn 9.170 tấn hàng hóa, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 4,197 tỷ đồng, lãnh án 3 năm tù giam.

Ngày 24/3/2003, TAND tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định thi hành án phạt tù đối với ông Nguyễn Lộc An và ủy thác cho TAND TP Hà Nội thi hành bản án. Tháng 6/2003, TAND TP Hà Nội đã có quyết định thi hành án đối với ông Nguyễn Lộc An. Tuy nhiên, quyết định này không được thi hành.

Cho đến năm 2005, ông Nguyễn Lộc An xin hoãn thi hành án vì lý do sức khỏe. TAND TP Hà Nội đã cho giám định sức khỏe đối với ông An và sau đó có quyết định hoãn thi hành án vì lý do ông An tổn hại 61% sức khỏe.

Tiếp đó, năm 2006, ông Nguyễn Lộc An có đơn xin miễn thi hành án vì lý do mắc bệnh hiểm nghèo là ung thư phổi và một bộ hồ sơ bệnh tật kèm theo để chứng minh bệnh đang ở giai đoạn "hiểm nghèo".

Căn cứ hồ sơ này, ông Đỗ Văn Nghiêm, cán bộ TAND TP Hà Nội đã trình lãnh đạo TAND TP Hà Nội ký quyết định miễn chấp hành hình phạt tù đối với ông Nguyễn Lộc An. Tháng 6/2006, TAND TP Hà Nội đã ban hành quyết định miễn chấp hành hình phạt tù đối với ông Nguyễn Lộc An.

Theo:https://baophapluat.vn/tro-thanh-vu-pho-sau-4-nam-thoat-an-tu- bang-ho-so-gia-chuyen-co-mot-khong-hai-o-bo-cong-thuong-

(2)Đề xuất

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng.

Thứ hai, cùng với sự ra đời của Bộ luật Hình sự mới thì yêu cầu cấp thiết nhất chính là việc ban hành những văn bản hướng dẫn mới kèm theo.

b. Giảm mức hình phạt đã tuyên

(1)Thực tiễn

Khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt…”.

BLHS quy định nội dung này nhưng không có bất cứ một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp người bị kết án đã bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự là bao nhiêu. Một phần nghĩa vụ dân sự là đã thực hiện một phần hai, một phần ba hay một phần tư nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, trong quá trình xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, Hội đồng xét giảm của Tòa án rất khó khăn trong việc xem xét yếu tố “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự”.

Khắc phục khó khăn trên, ngày 03 tháng 4 năm 2019, Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn số 64/TANDTC-PC, trong đó có giải đáp nội dung: “Tình tiết đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự quy định tại khoản 1 Điều 63 của Bộ luật hình sự được hiểu như thế nào?”. Tại mục 1 Phần I Công văn số 64/TANDTC-PC nội dung này được giải đáp như sau:

Đối với trường hợp bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù chung thân là loại hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt tử hình, nên “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” quy định tại khoản 1 Điều 63 của Bộ luật Hình sự được hiểu là đã bồi thường được ít nhất một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp, người bị kết án bồi thường được ít hơn một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng có văn bản miễn, giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc có thõa thuận khác của phía bị hại (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thể hiện người bị kết án đã bồi thường được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì cũng được coi là “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự”.

Thứ nhất, còn mang tính không công bằng giữa các phạm nhân, ở chỗ: những phạm nhân có điều kiện kinh tế, thực hiện 50% nghĩa vụ dân sự thì mãi mãi vẫn có lợi thế, được ưu tiên hơn những phạm nhân hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, không thực hiện được nghĩa vụ dân sự hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự chưa được một phần hai, mặc dù chất lượng cải tạo của họ tốt hơn những phạm nhân khác.

Thứ hai, những phạm nhân hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, không thực hiện được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì có cố gắng phấn đấu chất lượng cải tạo tốt đến mấy cũng không được xét giảm, không được hưởng chính sách nhân đạo của pháp luật.

Thứ ba, chính quy định đó, làm suy giảm động lực phấn đấu cải tạo của phạm nhân và đồng thời cũng là gánh nặng cho các Trại giam trong vấn đề quản lý phạm nhân, vì số lượng phạm nhân không được xét giảm phải tiếp tục cải tạo thời gian dài hơn.

(2)Đề xuất

Để khắc phục, hạn chế những bất cập nói trên và để chính sách xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thực sự đảm bảo tính công bằng, dân chủ, khách quan, đảm bảo được tính nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước, tính nhân văn của pháp luật Việt Nam, nội dung “đã bồi thường được ít nhất một phần hai nghĩa vụ dân sự” cần được nhận thức lại sao cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Có thể áp dụng thì chỉ áp dụng trong một giới hạn nhất định đối với các loại tội phạm kinh tế, tham ô tài sản, nhận hối lộ…

c. Án treo

(1)Thực tiễn

Quy định người được hưởng án treo phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Quy định như trên còn có cách hiểu khác nhau, là chưa cụ thể.

Ví dụ: Nguyễn Thanh D phạm tội ‘‘Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản’’ theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự, đã bồi thường khắc phục xong toàn bộ thiệt hại, có nhân thân tốt, không có tình tiết tăng nặng, có 3 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: D là lao động tự do, công việc không ổn định, D được chú ruột của mình có nơi cư trú rõ ràng tại phường X, thành phố H bảo lĩnh. Trường hợp của D có 2 quan điểm xử lý.

Quan điểm thứ nhất: Nguyễn Thanh D đã bồi thường khắc phục xong toàn bộ thiệt hại, có nhân thân tốt, không có tình tiết tăng nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, D đã được chú ruột có nơi cư trú rõ ràng bảo lĩnh. Vì vậy, có đủ điều kiện để xử phạt D tù nhưng cho hưởng án treo, thể hiện tính khoan hồng, nhân đạo của pháp luật hình sự.

Quan điểm thứ hai: Nguyễn Thanh D mặc dù đã bồi thường khắc phục xong toàn bộ thiệt hại, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng D không có nơi cư trú rõ ràng trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã, không có nơi làm việc ổn định. Nên không cho D được hưởng án treo nhưng có thể xử phạt D hình phạt khác, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.

Theo:https://lsvn.vn/mot-so-vuong-mac-khi-xu-phat-tu-nhung-cho- huong-an-treo.html

(2)Đề xuất

Bổ sung vào điều kiện của người được hưởng án treo cụm từ “Người được hưởng án treo phải có nơi cư trú rõ ràng trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã”. Có như thế mới cụ thể và phù hợp với các Luật khác có liên quan.

d. Xóa án tích

(1)Thực tiễn

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật đã giao thẩm quyền xác nhận các trường hợp đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu "Lý lịch tư pháp" nhưng Luật Lý lịch tư pháp chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thời gian và cơ chế phối hợp xác minh các trường hợp đương nhiên xóa án tích.

Công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan cũng như đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về pháp luật hình sự và pháp luật về Lý lịch tư pháp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác Lý lịch tư pháp tại các Sở Tư pháp còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên cũng gặp khó khăn trong công tác này.

Quy định về trình tự, thủ tục, thời gian và cơ chế phối hợp xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích trong trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp có án tích và đã đủ thời gian đương nhiên xóa án tích nhưng cơ sở dữ liệu của Sở Tư pháp không cập nhật thông tin về tình hình thi hành án dân sự và thi hành án hình sự.

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về HÌNH PHẠT và các BIỆN PHÁP tư PHÁP (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)