Giới thiệu về giao thức truyền thông Modbus

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, CHẾ tạo và lập TRÌNH điều KHIỂN mô HÌNH bãi đỗ XE tự ĐỘNG (Trang 28 - 29)

Giao thức là một tập hợp các quy tắc và tiêu chuẩn để biểu diễn dữ liệu, báo hiệu, xác thực và phát dữ liệu lỗi. Phổ biến nhất hiện nay là Modbus TCP/IP, Modbus RTU, Profinet, ….

Giao thức modbus là giao thức truyền nhận thông tin có thể truyền thông qua các mô-đun mở rộng hoặc cáp truyền.

Truyền thông nhận truyền dữ liệu thông qua mô hình Master – Slave (chủ - tớ) như bên dưới:

Hình 2.2. Mô hình truyền thông Modbus Master/Slave

Mỗi thiết bị tớ (Slave) sẽ có một địa chỉ khác nhau từ 1 đến 254, khi có yêu cầu của người dùng, thiết bị chủ (Master) có nhiệm vụ yêu cầu (request) dữ liệu từ các thiết bị tớ bằng cách truyền xuống các thiết bị tớ một tín hiệu.

Khi tớ được chỉ định nhận gói tin này sẽ trả lời cho chủ, và nó sẽ được thu thập và báo cáo lại cho người sử dụng.

−Các loại Modbus truyền thông được sử dụng trong công nghiệp:

+Modbus RTU:

Với việc dữ liệu được mã hóa nhị phân cần 1 byte để truyền và 1 byte để nhận dữ liệu. Thích hợp với các mô-đun RS232 hay RS485, tốc độ nhanh và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp.

+Modbus TCP/IP:

Là mô hình sử dụng TCP/IP được truyền đi qua Ethernet với TCP sẽ là giao thức để điều khiển đường truyền còn IP là địa chỉ internet. Sử dụng giao thức kết nối Master với Slave và dữ liệu sẽ được truyền đi theo một gói tin.

Dữ liệu truyền nhận gấp đôi so với Modbus TCP và Modbus RTU vì được chuyển đổi sang hệ thập lục phân và sử dụng mã ASCII

Không giống như Modbus RTU, trong quá trình giám sát người dùng có thể đọc được nội dung tin nhắn.

Tuy nhiên, Modbus ASCII có tốc độ chậm hơn Modbus RTU và Modbus TCP/IP do Modbus ASCII mang nhiều thông tin mã hóa lệnh hơn, nên không được sử dụng nhiều trong thực tế.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, CHẾ tạo và lập TRÌNH điều KHIỂN mô HÌNH bãi đỗ XE tự ĐỘNG (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)