Bước 1: Tạo mô hình CAD 3 chiều:
Bước đầu tiên trong quy trình in 3D là thiết kế, tạo mô hình CAD cho đối tượng cần in bằng cách sử dụng phần mềm Autocad 3D… Nhà thiết kế có thể dùng tập tin CAD đã được tạo trước đó hoặc tạo mới sao cho phù hợp với mục đích tạo mẫu. Đối với các loại kỹ thuật RP khác nhau, quá trình này đều giống nhau.
Sinh viên thực hiện: Trần Văn Mới Người hướng dẫn: ThS. Dương Quang Thiện
Bước 2: Chuyển đổi mô hình CAD thành định dạng STL:
Vì mỗi phần mềm 3D khác nhau sẽ tạo mô hình CAD vật thể bằng các thuật toán khác nhau. Do đó, để đảm bảo sự đồng nhất, sau khi đã hoàn tất việc thiết kế mô hình đa chiều, cần xuất file ra với định dạng STL. Đây được xem là định dạng tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp tạo mẫu nhanh, có kết cấu dạng lưới với nhiều mặt hình tam giác liên kết với nhau, tạo thành mô hình 3D của sản phẩm in.
Tuy nhiên, cũng vì kết cấu này mà định dạng STL sẽ không thể hiện chính xác hình ảnh của các đường cong, đòi hỏi người thiết kế phải gia tăng số lượng các mặt tam giác cần sử dụng, gây mất nhiều thời gian, công sức và bộ nhớ hơn.
Do đó, người thiết kế khi thực hiện cần có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để có thể cân nhắc tốt các yếu tố từ độ chính xác đến dung lượng file và thời gian thực hiện, từ đó xuất thành file STL hoàn chỉnh, chất lượng.
Bước 3: Hiệu chỉnh các thông số in trên phần mềm Cura:
Sau khi được xuất thành công, file định dạng STL sẽ tiếp tục được điều chỉnh, xử lý về các yếu tố như hướng đặt, vị trí, kích thước mô hình bằng chương trình tiền xử lý file. Trong đó, việc xác định chính xác hướng đặt mô hình là quan trọng nhất. Bởi đây là yếu tố quyết định đến độ cứng cáp, chính xác cũng như thời gian xây dựng mô hình.
Đồng thời, chương trình cũng sẽ tạo ra một số cấu trúc phụ trợ, được dùng để hỗ trợ các thao tác trong quá trình xây dựng mô hình.
Sau khi hiệu chỉnh xong, chúng ta xuất file ra thẻ SD cắm vào máy in 3D để thực hiện quá trình in mô hình.
Bước 4: Xây dựng mô hình:
Đây chính là bước quan trọng nhất trong quy trình in 3D. Sau khi hoàn tất việc xử lý, điều chỉnh vị trí, kích thước và hướng đặt mô hình thì hệ thống sẽ bắt đầu tạo dựng sản phẩm in bằng cách xây dựng theo từng lớp vật liệu. Quá trình được tiến hành gần như tự động hoàn toàn, con người rất ít phải can thiệp vào.
Bước 5: Làm sạch, xử lý bề mặt và hoàn thành vật thể:
Cuối cùng, để kết thúc quy trình gia công bồi đắp, mô hình nguyên mẫu sau khi hoàn thành sẽ được loại bỏ những phần phụ trợ, sau đó mang đi xử lý bề mặt bằng các phương pháp như phủ sơn, đánh nhám nhằm nâng cao tính thẩm mỹ, độ bền cho sản phẩm in.
Sinh viên thực hiện: Trần Văn Mới Người hướng dẫn: ThS. Dương Quang Thiện