IV. Có hai phương diện về luật nhân quả.
6. Dịch giả “Tỳ Kheo Pháp Minh”, chú giải Kinh Pháp cú (9.1)” Nxb Tổng hợp TP.HCM (2013).
Nxb Tổng hợp TP.HCM (2013).
chuẩn để định hướng cho hành vi của thân, khẩu và tâm ý ngay trong cuộc sống hiện tại. Đó là người biết tôn trọng bảo vệ đạo đức cho cuộc sống, biết lựa chọn cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho mình cũng là người sống có trách nhiệm đem bình an cả cho người khác. Đó là người sống có ý thức về nhân quả. Họ không bao giờ làm, nói và nghĩ đến những hành vi ác bất thiện để tránh được nguyên nhân dẫn đến khổ đau cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Khi áp dụng tu tập đạo đức về nhân quả, chúng ta cần ý thức là mỗi tạo tác từ thân làm, miệng nói, thật sự được hình thành, khởi đầu bởi tâm ý. Đây là mục đích Đức Phật giảng dạy nhằm vạch rõ ra nguyên nhân phát sanh an lạc, hạnh phúc là từ tâm thiện lành, với trí tuệ dẫn đạo mà Đức Phật ví như “bóng không rời hình”. Ngược lại, nguyên nhân phát sinh bất an đau khổ là từ tâm bất thiện, với ý thức mê ám (vô minh) mà Đức Phật ví “như xe, (theo) chân vật kéo”.
Qui luật nhân quả luôn vận hành và chuyển biến từ nguyên nhân đưa đến kết quả (nghiệp báo), trải qua thời gian nhanh hay chậm, dù cho con người có ý thức hay không ý thức. Nếu một người sống có ý thức nhân quả theo chiều hướng thiện lành ngay trong cuộc sống hiện tại. Tức là bản thân họ có ý thức xây dựng, đóng góp về trách nhiệm đạo đức cho chính mình, đồng thời đem đến an vui cho gia đình, đem đến sự an ổn, trật tự cho cộng đồng xã hội.
Còn nếu như một cá nhân có cuộc sống bất chấp, bất cần về ý thức nhân quả. Họ sống phó mặc cho sự buồn vui hay đau khổ hoặc hạnh phúc xảy ra, cho bản thân thì đó là cuộc sống thiếu ý thức trách nhiệm đạo đức về nhân quả, nên chắc chắn rằng đời sống bản thân sẽ khó có sự an ổn hạnh phúc bền vững và chân thật cho chính mình. Họ
30 _
TẢN VĂN
Trung Nghi