Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh của công ty (Trang 34 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 1 Đánh giá tình hình cạnh tranh của sản phẩm của Công ty

1.3. Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng hay từ đòi hỏi của thị trường.

Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu

cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”. Yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Mỗi sản phẩm được cấu thành bởi rất nhiều thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Tuy nhiên, những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng của sản phẩm bao gồm: các thuộc tính kỹ thuật, các giá trị thẩm mỹ, độ bền, độ tin cậy, độ an toàn, mức độ ảnh hưởng đến môi trường, tính kinh tế và tính thuận tiện trong sử dụng và sửa chữa sản phẩm. Đối với các sản phẩm của Công ty, thì tính kỹ thuật, độ an toàn, độ bền là những thuộc tính rất quan trọng phản ánh chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm của Công ty còn phục vụ mục đích xuất khẩu sang Cộng hòa Liên bang Đức, do vậy phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông của Bộ giao thông nước này. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu của hai sản phẩm Đinamo và đèn xe đạp ở Công ty là: - Thông số Đinamo: -4o 0o 4o 3,4o 0o -1,5o 5o

Biểu 8: Thông số kỹ thuật của Đinamo

≤ 2,0 lx Emax/2 ≥ Emax/2 ≥ 1,0 lx Emax/2 ≥ 1,0 lx ≥ 1,5 lx ≥ 1,0 lx

- Thông số đèn: Góc quan sát 20’ -20o 0o 20o 10o ≥ 200 5o ≥ 100 ≥ 100 0o ≥ 300 -5o ≥ 100 ≥ 100 -10o ≥ 200 Góc quan sát 1o30 -20o 0o 20o 10o ≥ 9 5o ≥ 6 ≥ 6 0o ≥ 12 -5o ≥ 6 ≥ 6 -10o ≥ 12

Bảng 12: Thông số kỹ thuật của các loại đèn

Công ty đã đầu tư mua sắm hệ thống máy móc, khuôn cối, thiết bị đo lường tương đối hiện đại từ Cộng hòa Liên bang Đức. Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện chặt chẽ từng khâu trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm: từ khâu mua nguyên vật liệu đầu vào đến khâu phân phối sản phẩm.

Các quy trình này đã được tiêu chuẩn hoá. Nhờ đó mà sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo các yêu cầu, giảm được tỷ lệ sai hỏng.

Bảng 13: So sánh tiêu chuẩn chất lượng và sự thực hiện tiêu chuẩn

Sản phẩm Chỉ tiêu Tiêu

chuẩn

Thực tế

1.Đèn trước màu trắng Độ phản quang 1200 LUX 1200 - 2400 LUX 2.Đèn sau màu đỏ Độ phản quang 300 LUX 290 - 700 LUX 3.Phản quang cài vành

(màu đỏ và da cam) Độ phản quang 300 LUX 310 - 450 LUX

4.Đèn trước -Bóng sợi đốt - Halogen

Độ chiếu sáng 4 LUX 5 - 9 LUX

Độ chiếu sáng 7 LUX 9 - 12 LUX

5.Đèn sau ( sợi đốt và

điot phát quang) Độ bóng 2,5 CD 3 - 4,6 CD

Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng Qua bảng trên, ta thấy các sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn chất lượng so với tiêu chuẩn đã đề ra, thậm chí là các sản phẩm khi kiểm tra chất lượng đều vượt mức yêu cầu.

Có thể nói rằng chất lượng là một công cụ cạnh tranh mạnh của Công ty đối với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, có thể giúp Công ty giành thắng lợi trong cạnh tranh. Nhờ được trang bị công nghệ hiện đại và máy móc thiết bị đồng bộ ngay từ đầu đã giúp cho các sản phẩm của Công ty đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường khó tính như EU, điều này thì các đối thủ trong và ngoài nước đặc biệt là các công ty của Trung Quốc khó có thể thực hiện được. Do đó, Công ty cần phát huy hơn nữa với lợi thế cạnh

tranh này, cần chú ý hơn nữa đến chất lượng sản phẩm do chất lượng luôn thay đổi với mức độ đòi hỏi ngày càng cao hơn nữa cũng để khẳng định uy tín, thương hiệu của mình.

1.4. Cạnh tranh về thương hiệu của sản phẩm

Có thể nói một sản phẩm được sản xuất ra điều đầu tiên là phải đáp ứng được nhu cầu và mong muốn cơ bản của khách hàng qua việc tiêu dùng sản phẩm đó. Sau đó, với các lợi ích gia tăng thêm khi tiêu dùng sản phẩm thì nó có thể được dùng để phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích gia tăng này có được là nhờ nhiều hoạt động, nỗ lực của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. Một trong số đó phải kể đến hoạt động xây dựng hình tượng thương hiệu. Thật vậy, có khi cùng một loại hàng hoá với giá trị và giá trị sử dụng như nhau, khách hàng lại chọn sản phẩm này mà không chọn sản phẩm kia, bởi lẽ sản phẩm mà khách hàng chọn có gíá trị tăng thêm là giá trị thương hiệu. Người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho giá trị sản phẩm mà còn trả tiền cho sự hài lòng của mình khi mua sản phẩm có thương hiệu và hiểu được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Như vậy, nếu biết cách đầu tư thích đáng cho một sản phẩm để nó trở thành một thương hiệu có giá trị thì nó có thể mang lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận đáng kể.

Sản phẩm xe đạp Thống Nhất là một sản phẩm đã có thương hiệu từ lâu đối với thị trường trong nước. Hiện nay, sản phẩm xe đạp Thống Nhất rất được người tiêu dùng tín nhiệm. Khi đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với nền kinh tế thế giới, có rất nhiều sản phẩm xe đạp được nhập khẩu. Với kiểu dáng đẹp, mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ, xe đạp Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong một thời gian dài. Nhưng nhược điểm của xe đạp Trung Quốc đó là chất lượng không tốt, xe mau hỏng. Nắm được nhược điểm

đó, Công ty đã một mặt đầu tư vào công nghệ, mặt khác nâng cao chất lượng từng bước khẳng định thương hiệu đã có sẵn của xe đạp và phụ tùng Thống Nhất tạo nên một thương hiệu vững chắc cho người tiêu dùng trong nước và còn tạo uy tín để cho xuất khẩu. Nhìn chung, thương hiệu xe đạp Thống Nhất là đã có và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Nhờ có cùng một thương hiệu Thống Nhất và cũng là công ty con của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất thì thương hiệu phụ tùng xe đạp có chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Thương hiệu sản phẩm phải được tạo dựng trên cơ sở chất lượng, lòng tin, cảm xúc, uy tín, thể hiện địa vị của người sử dụng chứ không phải căn cứ vào một số ký hiệu hay một cái tên. Khi thương hiệu sản phẩm thể hiện được lòng tin, uy tín, địa vị, cảm xúc cao độ đối với khách hàng thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng lên. Việc tạo dựng thương hiệu nổi tiếng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm phải được hình thành và phát triển trong cả một thời gian dài chứ không thể trong một thời gian ngắn được .

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay Công ty không thể dựa vào thương hiệu sẵn có của công ty mẹ mà Công ty cần phải sử dụng kết hợp các công cụ quảng bá, đưa hình ảnh sản phẩm của mình đến với khách hàng. Về mặt này thì thực sự các chương trình quảng bá, xúc tiến bán hàng của công ty hầu như không có. Công ty chưa có website riêng, chỉ có công ty mẹ có nhưng website này cũng không được cập nhật thường xuyên nên khách hàng biết rất ít về Công ty. Công ty đã tham dự một số hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ Expo… nhưng với tần suất không nhiều và các loại sản phẩm trưng bày ít. Do đó, đây được coi là một điểm còn hạn chế của Công ty và cũng là một nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh của công ty (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)