Để cụ thể hoá cách tính lương tại Công ty, xin đưa ra quy chế trả lương và phương pháp tính lương của Công ty như sau:
* Quy chế trả lương và phương pháp tính:
Lương thời gian:
Tiền lương phải trả cho = Mức lương ngày * Số ngày làm việc thực tế trong tháng
người lao động trong tháng
Mức lương ngày = (mức lương tháng theo cấp bậc * hệ số các loại phụ cấp) / số ngày làm việc trong tháng theo chế độ.
- Hệ số điều chỉnh theo chức danh qui định: được xác định theo tính chất công việc mà từng người, nhóm người phải đảm trách. Theo đó:
- Giám đốc: hệ số 3,5
- Phó Giám đốc, chủ tịch công đoàn, kế toán trưởng: hệ số 3. - Trưởng phòng, Giám đốc xí nghiệp: hệ số 2,5.
- Phó phòng, đội trưởng sản xuất: hệ số 2. - Cán bộ nghiệp vụ, kỹ thuật: hệ số 1,5. - Nhân viên phục vụ, bảo vệ: hệ số 1.
Riêng đối với cán bộ nhân viên thuộc danh sách hưởng theo quy chế này nếu làm việc trực tiếp ở các công trình theo sự điều động chung thì được hởng thêm phụ cấp 20% tổng mức lương tính theo phơng pháp trên. Tổng tiền lương gián tiếp một tháng được xác định trên cơ sở tổng đầu ra tiền lương trực tiếp của Công ty trong tháng đó.
Cụ thể đối với công nhân chính( cầu Bến Lức): Chi phí lao động là 42 768
Cấp bậc bình quân là 3,29 Phụ cấp lương là 0,30
Đơn giá tiền lương theo ngày là 62.135
Trong tháng 10 thực tế người công nhân này làm việc chỉ nghỉ ngày chủ nhật nên số ngày làm việc thực tế là 26ngày. Tiền lương phải trả cho người công nhân này là: 62.135 * 26 =1 615 510đ
Lương thời gian trả cho cán bộ công nhân viên nghỉ lễ, nghỉ tết, phép ngừng việc áp dụng thống nhất trong toàn Công ty như sau:
lương khoán công việc:
Thực ra việc thực hiện quy chế khoán nội bộ này là nhằm gắn tiền lương với năng suất và trách nhiệm mà công việc mà người lao động thực hiện.
Việc giao khoán tiền lương được xác định trên cơ sở khối lượng cần thực hiện và giá trị dự toán phần chi phí nhân công để từ đó xác định tiền lương khoán trực tiếp mà khối lao động trực tiếp tại các xí nghiệp, đội sản xuất đó được hưởng khi nhận khoán và thực hiện xong công việc. Trên cơ sở đó xác định tiền lương gián tiếp mà đội sản xuất đó được hưởng theo tỷ lệ % tương ứng mà công trình đó được tính theo quy định sau:
- Đối với các công trình miền xuôi, lớn: tỷ lệ đó là 12%
Đồng thời Công ty cũng quy định đa hệ số bình xét lao động ở tổ sản xuất đối với lao động trực tiếp khi tiến hành chia lương theo năng suất như sau:
Loại lao động: gồm 03 loại: A ( làm tốt ), B ( làm được ), C ( làm yếu ) - Hệ số quy đổi: Loại A: 1,5 ; Loại B: 1,2 ; Loại C: 1,0
* Cách chia lương có tính đến năng suất như sau:
- Trước hết tính tiền lương cấp bậc của từng người trong tổ để tính tiền lương khoán tính chia lương cấp bậc của tổ đó. Sau đó tính tiền lương khoán tính lương năng suất.
- Số tiền lương khoán tính lương năng suất của tổ: được xác định bằng tổng tiền lương khoán SP trực tiếp của tổ đó trừ đi tổng số tiền lương cấp bậc của tổ đó.
Nhận xét:
- Hàng tháng, Công ty tiến hành trả lương đến tận tay người lao động. Công việc này tuy vất vả và mất nhiều chi phí, xong đã tạo độ chính xác trong công tác chi trả lương và cũng có thể trực tiếp giải quyết những vướng mắc của ngườii lao động, lại vừa theo đúng quy chế của Nhà nước về trách nhiệm của ngời sử dụng lao động đối với người lao động.
- Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ số K để khuyến khích CBCNV. Đó cũng là giải pháp tốt.
- Phơng pháp chia lương của bộ phận trực tiếp thì không xảy ra tình trạng lương vợt mức khoán được giao.
- Phơng pháp chia lương cho bộ phận gián tiếp nh đã nêu ở trên cha phát huy được hết hiệu quả, cần giao khoán lương đến từng phòng ban, theo đúng mức độ công việc của từng phòng ban trong Công ty, sau đó các phòng ban tự chia công khai theo bậc lương cũng như cường độ làm việc của từng thành viên trong phòng.( Tuy nhiên cũng phải đảm bảo không dưới mức lương tối thiểu Nhà nước quy định). - Việc bình xét lương theo (A, B, C) điều này làm kích thích người lao động tăng năng suất lao động. Nhưng không khuyến khích thợ trẻ (có hệ số lơng,
cấp bậc thấp), tiền lương giữa thợ bậc cao và thợ bậc thấp chênh lệch quá nhiều tạo ra sự chây ì của thợ bậc cao. Công ty có thể áp dụng hình thức trả lương theo lao động.
-Việc quyết toán tiền lương cho CBCNV còn chậm làm ảnh hưởng tới tâm lý của người lao động dẫn đến năng xuất lao động kém hiệu quả, nguyên nhân là do chứng từ không được luân chuyển kịp thời. Vì vậy Công ty cần phải khắc phục
Bảng 2.14. Tổng hợp chi phí tiền lương theo kế hoạch năm 2007
TT Tổng sản phẩm Đơn vị lao động Chi phí Cấp bậc bình quân
Phụ cấp lương
Đơn giá tiền lương/ngày G.trị của 1đv SP1.000 TL của đơn vị sp1000 Tỷ trọng Lao động bình quân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TỔNG SỐ 227.184,5 3,36 0,38 64.730,8 17.942.368.615 152.500.000. 000 118 877 Cầu Nước Mọc Công 3.623 3,36 0,73 70.887 256.855.367 2.331.600.00
0 110 11 A PHẦN HẠ BỘ Công 2.479 3,36 0,73 70.887 175.707.437 1.595.000.00 0 8 Mố 1+ 2 2,479 3,36 0,73 70.887 175.707.437 1.595.000.00 0 110 8 Công nhân chính 1.994 3,29 0,80 70.788 141.138.389 6 Công nhân phục vụ 219 3,28 0,70 68.834 15.096.575 1
Gián tiếp quản lý 266 3,52 0,70 73.038 19.397.177 1
B PHẦN THƯỢNG BỘ Công 1.145 3,36 0,73 70.847 81.147.938 736.600.000 110 4 Kết cấu nhịp 1.145 3,36 0,73 70.847 81.147.938 736.600.000 4 1 Dầm bản BTCT 1.009 3,36 0,73 70.847 71.528.646 649.300.000 110 3 Công nhân chính 812 3,29 0,80 70.788 57.455.950 3 Công nhân phục vụ 89 3,28 0,70 68.834 6.145.657
2 Lớp phủ mặt cầu 136 3,36 0,73 70.887 9.619.293 83.300.000 110 0
Công nhân chính 109 3,29 0,80 70.788 7.726.773 0
Công nhân phục vụ
12 3,28 0,70 68.834 826.478 0
Gián tiếp quản lý 15 3,52 0,70 7.038 1.061.919 0