II. THỰC TRẠNG HUYĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT
1. Nguồn vốn nội tệ
1.1 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: là nguồn huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn
Bảng 1: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đơn vị: Tr.đồng Thời điểm
Nguồn vốn
2007 2008 2009 2010
Tiền gửi tiết kiệm 54.400 20.500 16.500 23.000 Biến động tiền gửi tiết
kiệm
0 -23.900 -4000 6500
% biến động 0 - 43,93% -19,5% 39,4%
(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Bắc Giang từ năm 2007 - 2010)
Qua bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư không được ổn định và có chiều hướng giảm xuống mạnh. Tuy nhiên đến cuối năm 2010 lượng tiền gửi đã có xu hướng tăng trở lại, nhưng với số lượng còn nhỏ mới chỉ bằng 1/2 số lượng của năm 2007. Với tốc độ tăng trở lại của nguồn vốn này như năm 2010 (39,4%) thì trong vài năm tới lượng vốn tiết kiệm sẽ là một trong những nguồn vốn huy động được nhiều và đạt hiệu quả cao.
Việc mở rộng các hình thức huy động vốn, lãi suất huy động phù hợp, công tác chi trả thuận tiện nhanh chóng, và uy tín của ngân hàng cũng có tác động mạnh đến nguồn tiền gửi này. Do đó để nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng trong các năm tới, ngân hàng cần giữ vững uy tín của mình đối với khách hàng và có những
chính sách phù hợp đối với những biến động của nguồn vốn này nhằm gia tăng nguồn vốn này ngày một tăng. Nguồn vốn này thường có những biến động theo thời điểm: chẳng hạn vào những đợt cuối năm, đợt vụ mùa... người dân thường rút tiền nhằm phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của mình, do đó ngân hàng cần có lượng vốn để đáp ứng tri trả và duy trì hoạt động cho vay của mình.
1.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: khoản tiền các doanh nghiệp các tổ chức
kinh tế dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán cho việc chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hóa-dịch vụ, công lao động
Bảng 2: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi các tổ chức kinh tế
Đơn vị: Tr.đồng Thời điểm
Nguồn vốn
2007 2008 2009 2010
Tổng tiền gửi các tổ chức kinh tế 1.200 1.050 1.300 1.700
Biến động 0 -650 200 400
% biến động 0 -38,24 18,18 30,77
(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Bắc Giang từ năm 2007 - 2010)
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào NHĐT&PT Bắc Giang còn tương đối thấp, đa số là của các doanh nghiệp Nhà nước có khoản vốn tạm thời chưa sử dụng đem gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Năm 2008 do nền kinh tế tỉnh Bắc Giang nói riêng và kinh tế cả nước nói chung bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, do đó lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã suy giảm. Đến năm 2009, 2010 nhờ các biện pháp hạn chế, khắc phục khủng hoảng thì lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng lên. Trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút lượng khách hàng là các tổ chức kinh tế.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và tri trả của các doanh nghiệp: như trả lương, trả tiền dịch vụ thông tin... Hiện nay NHĐT&PT chi nhánh Bắc Giang đã mở rộng và đặt mối quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp là những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi như: Công ty TNHH Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang... Nhưng đây mới chỉ là các doanh nghiệp nhà nước. Với lượng vốn gửi vào tiết kiệm còn nhỏ. Mặc dù nguồn tiền gửi này không ổn định, ngân hàng luôn phải đáp ứng các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp nhưng khi đã mở rộng được quan hệ, tạo
được uy tín với nhiều doanh nghiệp thì nguồn vốn gửi này sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Nếu như xét trong một khoảng thời gian dài thì nguồn tiền gửi này có sự ổn định tương đối bởi vì ít khi nhiều doanh nghiệp cùng rút tiền một lúc. Vấn đề đặt ra là phải quản lý thật tốt nguồn tiền gửi này, nắm vững tình hình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo được uy tín và thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn.
1.3 Phát hành kỳ phiếu - trái phiếu:
Ngoài hai hình thức huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, ngân hàng còn tiền hành nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cũng để thu hút về một phần tiền mặt từ trong lưu thông. Tình hình phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau
Bảng 3: Biến động nguồn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bắc Giang
Đơn vị: Tr. đồng Thời điểm Nguồn vốn 2007 2008 2009 2010 Tổng nguồn 50.200 95.800 73.200 32.950 Biến động 0 45.600 -22.600 -40.250 % biến động 90,8% -23,6% -55%
(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Bắc Giang từ năm 2007 - 2010)
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy tình hình phát hành kỳ phiếu của ngân hàng không giữ ở mức ổn định. Trong năm 2008, tổng mức vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu tăng mạnh, nhưng lượng này lại suy giảm vào các năm 2009 và 2010. Đến cuối năm 2010 tổng mức vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu chỉ còn 32,95 tỷ đồng và bằng 1/3 mức vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu của năm 2008.
Như chúng ta đã biết, việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng. Công tác phát hành kỳ phiếu, trái phiếu căn cứ vào từng thời kỳ và sự chỉ đạo của ngân hàng thành phố.
Trong hai năm 2007 và 2008 NHĐT&PT chi nhánh Bắc Giang thực hiện việc huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu loại 12 tháng với mức lãi suất 1,2% tháng.
Do đó trong hai năm đó lượng vốn huy động từ việc phát hành kỳ phiếu chiếm tỷ lệ khá cao trong nguồn vốn nội tệ mà ngân hàng huy động được.
Nhưng trong 2 năm gần đây 2009 và 2010 do ngân hàng không huy động loại kỳ phiếu 1 năm vào những tháng cuối năm mà chủ yếu huy động lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tổ chức kinh tế, do đó lượng vốn huy động được từ phát hành kỳ phiếu có suy giảm, đặc biệt là vào năm 2010. Tỷ lệ vốn huy động từ việc phát hành kỳ phiếu đến cuối năm 2010 chỉ chiếm 21,85% tổng nguồn vốn huy động, trong khi đó năm có tỷ lệ cao nhất là năm 2007 với tỷ lệ 70,91% tổng nguồn vốn.